Chuyển động Hà Nội

Hà Nội dành 6,418 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Quốc khánh 2/9

Văn Thiện 09:57 15/08/2023

Tổng số đối tượng tặng quà trong dịp này là 3.132 suất quà với tổng kinh phí là 6,418 tỷ đồng từ ngân sách cấp thành phố, cấp huyện theo phân cấp và các nguồn huy động hợp pháp khác.

a-tuan-3-3994.jpg
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tặng quà người có công, các đối tượng chính sách. (ảnh: báo Nhân dân)

Ngày 11/8/2023, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Kế hoạch số 211/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng nhân kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2023).

Mục đích của Kế hoạch là nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là quan tâm đến người có công với cách mạng, đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, thành phố sẽ tặng quà mức 2 triệu đồng/suất (bằng tiền mặt) gửi tới: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 (tiền khởi nghĩa); Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước"; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”.

Thành phố cũng tổ chức thăm hỏi, tặng quà tập thể và cá nhân tiêu biểu tại các địa bàn có cơ sở cách mạng gồm quận Hà Đông, các huyện: Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đông Anh, Ứng Hòa.

Thành phố cũng tặng quà 7 cơ sở cách mạng, là các đơn vị, tập thể được Nhà nước tặng danh hiệu “Bằng có công với nước” hoặc “Kỷ niệm chương có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến”, với mức 16 triệu đồng/đơn vị (trong đó 15 triệu đồng tiền mặt và túi quà trị giá 1 triệu đồng).

Tặng quà 14 cá nhân tiêu biểu với mức 6 triệu đồng/người (trong đó 5 triệu đồng tiền mặt và túi quà trị giá 1 triệu đồng).

Tổng số đối tượng tặng quà trong dịp này là 3.132 suất quà với tổng kinh phí là 6,418 tỷ đồng từ ngân sách cấp thành phố, cấp huyện theo phân cấp và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Ngoài kinh phí từ nguồn ngân sách nêu trên, UBND các quận, huyện, thị xã; thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ vào các nguồn quyên tặng, nguồn được phép huy động khác quyết định các mức tặng quà đối với người có công nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9/2023./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội: Khởi công dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
    Sáng 19/4, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
  • Hà Nội: Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài
    Sáng 19/4, UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo (đoạn từ Đại lộ Thăng Long quận Nam Từ Liêm đến vị trí ranh giới Khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông). Dự lễ thông xe tại điểm cầu Lê Quang Đạo có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn.
  • Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên
    Ngày 17/4, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
  • Tiếng nói tâm huyết của cử tri Tây Hồ: Đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô
    Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào sáng 18/4, diễn ra theo hình thức trực tuyến với điểm cầu trung tâm tại Thành phố Hà Nội và các điểm cầu quận, huyện. Tại hội nghị, nhiều ý kiến sâu sắc, trách nhiệm đã được cử tri quận Tây Hồ đóng góp, thể hiện tâm huyết và kỳ vọng vào sự phát triển bền vững, hiện đại của Thủ đô.
  • Gợi mở cho Hà Nội thêm những không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa
    Tại Hội thảo “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa” do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 18/4, nhiều chuyên gia đã có những góp ý, trao đổi với chính quyền Thành phố để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa; Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa.
  • Workshop “Gặp gỡ mùa xuân” kết nối sáng tạo Việt – Nhật
    Hưởng ứng Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 11/4/2025 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2025, Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã phối hợp cùng các tổ chức, nghệ nhân và chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức workshop mang tên “Gặp gỡ mùa xuân”. Đây là sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt nhằm góp phần bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tăng cường sự hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội dành 6,418 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Quốc khánh 2/9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO