Chợ truyền thống ở Hà Nội: Dấu ấn quá khứ với hiện tại

Hanoimoingaynay| 21/10/2019 20:34

Martin Rama, nguyên chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội từng hóm hỉnh: “Sẽ rất buồn nếu có một ngày nào đó, Hà Nội trở thành một Kẻ - trung tâm thương mại, người trung tâm thương mại”.

Thực tế, chợ truyền thống vẫn cứ tồn tại bền bỉ bên cạnh các mô hình thương mại hiện đại. Chỉ có điều làm sao để cái không gian kinh tế, văn hóa, xã hội độc đáo đã đi suốt chiều dài lịch sử thành phố sẽ còn đi tiếp với một tâm thế kết nối giữa quá khứ và hiện tại, bồi đắp nét văn minh thương mại chốn Kinh kỳ.
Chợ truyền thống ở Hà Nội: Dấu ấn quá khứ với hiện tại
Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là chốn giao lưu, chia sẻ của mỗi người dân Ảnh: Nguyên Sa

1. Hà Nội từ xưa đã được xem như một “siêu chợ”, hình thành từ mạng lưới dày đặc các chợ phụ cận. Miêu tả của các nhà buôn, nhà báo, bác sĩ... người Pháp đến Hà Nội từ cuối thế kỷ XVII, XVIII, XIX có thể gói trong những hình ảnh ấn tượng: “Đặc biệt đông là những ngày phiên chợ... đôi khi chỉ bước dần được chừng trăm bước trong nửa giờ cũng thấy sung sướng lắm rồi”; “Thành phố có không khí như ngày hội”; “Nom cảnh buôn bán của họ rất lạ mắt, nó đã bày ra trước mắt chúng ta một cảnh náo nhiệt đầy màu sắc”...

Một cách định lượng, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi: “Thăng Long thế kỷ XVIII có 8 chợ lớn như chợ Cửa Đông, Cửa Nam, Đình Ngang, chợ Huyện, chợ Bà Đá...”. Đến cuối thế kỷ XIX, một tác giả người Pháp ước tính có tới 50.000 người từ các làng quê ra Kẻ Chợ buôn bán... Lịch sử nước nhà từng ghi nhận tính tất yếu và sức sống mạnh mẽ của “siêu chợ” Thăng Long: Mùa thu năm 1481, để hạn chế dòng di dân mạnh mẽ ra Kinh đô, nhà Lê ra chỉ dụ bắt người buôn bán quay về các làng quê của mình. Nhưng viên quan Quách Đình Bảo đã can thiệp để bãi bỏ chỉ dụ này. Vì theo ông “Kinh sư là gốc của bốn phương, không có bán buôn thì không còn sầm uất, phồn thịnh nữa và chỉ nên bắt về nguyên quán đối với những người tạp cư, còn người chuyên có hàng chợ, cửa hiệu, thuế ngạch thì để họ được cư trú, sinh nhai...”.

Sau nhiều biến thiên, chợ Thăng Long - Hà Nội vẫn sinh sôi như thế, mang lại cho chốn này sự giàu có về nhiều mặt: Sản vật, con người, tài năng... Từ đây mà dần chắt lọc nên tinh hoa trên nhiều lĩnh vực đời sống; đặc biệt là hình thành văn hóa giao thương nổi tiếng của đất Kinh kỳ. “Ngát thơm hoa sói hoa nhài/ Khôn khéo thợ thày Kẻ Chơ” như nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng từng viết.  

Vị thế của chợ Hà Nội trong lịch sử, tính độc đáo của chợ Hà Nội, những nét văn minh của chợ Hà Nội trong quá khứ đã góp phần làm nên màu sắc văn hóa, vị thế Thăng Long - Hà Nội, phẩm cách con người nơi đây.

2. Từ cái nhìn lịch sử, thấy rõ chợ Hà Nội vì thế không chỉ là “thế giới của đàn bà” mà thực sự là một thế giới phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội có gương mặt, có tâm hồn và gắn bó chặt chẽ với thành phố, đặc biệt là 65 năm qua, kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 đến nay.

Chợ truyền thống ở Hà Nội: Dấu ấn quá khứ với hiện tại
Chợ truyền thống vẫn cứ tồn tại bền bỉ bên cạnh các mô hình thương mại hiện đại

Theo bước chân các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nội, có thể thấy chợ Hôm - Đức Viên là một nhân chứng về việc mở rộng chợ, kết nối các chợ với nhau đáp ứng nhu cầu mua bán tăng nhanh của thành phố do dân số tăng từ sau ngày tiếp quản Thủ đô (tháng 10-1954). Và nhiều chợ khác, từ buổi thưa vắng những năm bao cấp với vài dãy hàng bán theo tem phiếu đến khi hồi sinh những năm đổi mới. Nhiều chợ được xây mới khang trang, kết hợp trung tâm thương mại, tuy đây đó có những mô hình chưa thực sự phù hợp song cuộc chuyển đổi cũng đặt ra những vấn đề tất yếu trong việc phát triển chợ truyền thống theo hướng văn minh hơn.

Trong một khảo cứu công phu của mình về chợ ở Việt Nam nói chung, chợ ở Hà Nội nói riêng, tác giả Nguyễn Mạnh Tiến (Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã cho thấy: “Chợ truyền thống vẫn tồn tại mạnh mẽ trong đời sống xã hội Việt Nam, đóng vai trò chủ yếu, tạo ra việc làm gấp 9 lần so với siêu thị ở Hà Nội (năm 2007). Chợ truyền thống vẫn là một yếu tố vững chắc của cấu trúc làng, không chỉ làng Việt cổ trong quá khứ mà cả làng Việt hiện đại”.

Bằng quan sát và sự thâm nhập hằng ngày đời sống chợ ở nhiều nơi trong thành phố, có thể thấy rõ điều đó. Chợ Hà Đông (quận Hà Đông) được xem là khu “chợ ký ức” độc đáo vì hiện vẫn bày bán những nông cụ, ngư cụ, vật dụng bằng tre của một thời gian khó như rọ tôm, rọ cá, hom giỏ, nơm... với kiểu dáng, chất liệu như xưa. Anh Nguyễn Công Ích (ngõ 203 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng) vẫn giữ thói quen lâu lâu đi chợ Đồng Xuân mua kéo, dao và một số đồ dùng bằng sắt. Mà mua là phải mua ở hàng quen, mua thì chả mấy mà nấn ná chuyện trò thì nhiều như một cách đi chơi chợ. Rồi sự xuất hiện các mô hình chợ quê với nhiều đặc sản vùng miền tại các khu đô thị hiện đại cũng là một minh chứng cho việc phát huy những ưu điểm của chợ truyền thống trong thương mại và gắn kết cộng đồng dân cư.

3. Hà Nội hiện có hơn 400 chợ được phân loại cụ thể, trong đó có chợ đầu mối, chợ thành thị, chợ nông thôn. Thành phố đã có Quyết định phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” từ năm 2012 (sau đó có bổ sung), tức là đã xác lập cho chợ vị thế trong đời sống xã hội của thành phố. Trong đó nêu rõ “phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và thị trường nông thôn, giữa thương mại truyền thống và hiện đại”.

Những hạn chế của chợ truyền thống hôm nay đã được các nhà nghiên cứu và mỗi người dân chỉ ra, như: Thiếu văn minh trong ứng xử; hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ; còn tình trạng mất an ninh, an toàn cháy nổ; nạn bảo kê ở chợ đầu mối... Để tiếp tục phát triển cùng với sự đi lên của thành phố, chợ truyền thống phải thay đổi về phương thức quản lý theo hướng chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn và đặc biệt là gìn giữ nét đẹp truyền thống tốt hơn. Không có lý gì khi từ thời cha ông ta, ở Thăng Long đã có Lệ lập chợ với những quy định cụ thể, mà nay ta lại không thể làm tốt hơn. Ví như: “Lại đặt một người khán chợ để coi sóc trong chợ, quét dọn rác”; “làm đình, làm lều không sát nhau quá, phòng khi có hỏa hoạn”; “thấy có nhóm họp bè đảng ức hiếp người mua bán để chuyên lợi cho mình thì phải bắt nạp giải về trị tội”...

Ngoài ra, như ý kiến của những nhà nghiên cứu thì những khu chợ thực sự truyền thống, với những kiến trúc, cảnh quan độc đáo như cầu, đình chợ cần được bảo tồn, như một di sản quan trọng. Người nước ngoài đến Việt Nam, đến Hà Nội vẫn thích thú tới thăm những phiên chợ truyền thống như một trải nghiệm không thể thiếu. Và Hà Nội cũng như Việt Nam cũng thường dùng hình ảnh chợ truyền thống như một tấm danh thiếp đẹp gửi đến bạn bè quốc tế để quảng bá về đất nước và con người nơi đây.

Phát triển chợ truyền thống, không có nghĩa là bỏ qua những yếu tố văn minh thương mại. Ngược lại văn minh thương mại cũng không có nghĩa là chỉ xây dựng các trung tâm mua bán mà phủ nhận vai trò của chợ và các yếu tố giao lưu văn hóa của chợ truyền thống.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến (Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phân tích: “Những cảm tình của người dân với siêu thị cho thấy hướng tất yếu, phù hợp quy luật của việc phát triển các mô hình chợ cao cấp, hiện đại. Tuy nhiên, đi cùng với đó, đời sống người dân phải được nâng lên, giải quyết tốt các vấn đề lao động, để tránh lãng phí khi chợ xây mới thì đìu hiu mà chợ ngoài trời, tự do lại mọc lên gần đó”.

Thực vậy, để chợ từ truyền thống đến hiện đại không còn những “đứt gãy và rạn vỡ đáng tiếc”, thì không cách nào hơn là cần bện chặt thêm sợi dây kết nối, mạch kết nối quá khứ và hiện tại của chợ bằng yếu tố văn hóa, văn minh thương mại. Đó là ứng xử văn hóa cả phía người bán và người mua; tổ chức, quản lý chuyên nghiệp, bảo đảm chất lượng hàng hóa; giữ nét truyền thống hài hòa với hiện đại nhằm phát triển kinh tế, du lịch, gìn giữ truyền thống văn hóa đậm sâu của chợ qua hơn nghìn năm ở chốn Kinh kỳ.

Tính đến hết tháng 9 năm 2019, Hà Nội có 455 chợ (trong đó có 15 chợ hạng 1; 57 chợ hạng 2; 350 chợ hạng 3...). Thành phố hiện cũng có 25 trung tâm thương mại, 141 siêu thị và khoảng 1.400 cửa hàng tiện lợi.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Chợ truyền thống ở Hà Nội: Dấu ấn quá khứ với hiện tại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO