Cây xanh và vai trò giảm nhiệt đô thị

kinhtedothi| 06/07/2022 14:21

Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Dù vậy, đi qua nhiều con đường, tuyến phố, người dân Thủ đô có thể cảm nhận sự dễ chịu khi đi dưới những hàng cây xanh phủ bóng xuống mặt đường…

Đó chính là thành quả, là sự nỗ lực của Hà Nội trong những năm qua đã thực hiện thành công các chương trình lớn về tăng diện tích cây xanh đô thị.

Dịu mát giữa mùa Hè oi bức

Bất cứ người dân, du khách nào đến Thủ đô cũng cảm nhận được vẻ đẹp của những hàng cây và giá trị của nó với môi trường. Ghi nhận, trong những ngày này, giữa tiết trời oi ả, vẫn có những tuyến phố, con đường ngỡ tưởng sẽ bị nung nóng lại được phủ bóng cây xanh, qua đó làm dịu đi sự oi bức của mùa Hè.

Hàng cây xanh trên phố Xã Đàn. Ảnh: Nguyễn Linh
Hàng cây xanh trên phố Xã Đàn. Ảnh: Nguyễn Linh

Anh Phạm Vũ Phong (quận Ba Đình) chia sẻ: “Dù nhiệt độ ngoài trời lên tới 36 - 37 độ C nhưng đi trên những tuyến phố có cây xanh tỏa bóng râm mát như đường Phan Đình Phùng, Hùng Vương tôi cảm nhận rõ nét sự dịu mát. Không những thế, khoảng không xanh mát còn làm tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái hơn...”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cây xanh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giảm nhiệt đô thị. Cây có tán đủ lớn ngoài tác dụng che nắng, còn làm cho các bề mặt phía dưới cây xanh không bị hấp thụ bởi bức xạ mặt trời, ước tính trung bình có thể ngăn tới 80% lượng bức xạ mặt trời truyền tới. Các bề mặt này không bị nung nóng sẽ không tỏa nhiệt trở lại môi trường, làm cho nhiệt độ không khí xung quanh dịu mát hơn.

Đồng quan điểm, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Đức Mạnh cho biết, hệ thống cây xanh đô thị còn có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn, lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí.

Đồng thời, hệ thống cây xanh đô thị giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu các tác nhân gây ô nhiễm như CO2, NO2, SO2, CO, khói bụi; cung cấp khí oxy. Không chỉ vậy, cây xanh đô thị còn có vai trò lớn trong kiến trúc, trang trí cảnh quan...

Chung tay bảo vệ cây xanh

Tuy nhiên, dạo một vòng quanh các tuyến đường tại một số quận trên địa bàn Hà Nội, không khó để bắt gặp những hình ảnh xâm cây xanh bị xâm hại. Có thể liệt kê một số một số tuyến đường, phố như La Thành, Trần Thái Tông, Trần Cung, Sơn Tây, Trần Nhân Tông…

Thậm chí, tại các vườn hoa, công viên, nhiều người giẫm đạp, ngồi trên hoa, cỏ hay khắc tên, viết, vẽ lên thân cây làm mất đi vẻ đẹp của cây xanh. Điều này không những làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng mà về lâu dài cây xanh dễ bị chết, gãy đổ làm mất an toàn.

Được biết, nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2017/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, trong đó có quy định mức phạt cao nhất với hành vi “bức tử” cây xanh lên tới 30 triệu đồng.

Nhiều người cho rằng, nếu quy định này được thực thi nghiêm túc, hiệu quả thì sẽ hạn chế được tình trạng xâm hại cây xanh. Thiết nghĩ, nhằm bảo vệ cảnh quan, giữ “lá phổi xanh” cho đô thị, bên cạnh xử lý các hành vi vi phạm, thì mỗi người dân cần có trách nhiệm chung tay bảo vệ cây xanh.

Nhiều nhà nghiên cứu về môi trường cho rằng, từ mỗi cá nhân, tổ chức, DN, những người có trách nhiệm góp phần làm xanh TP bắt đầu từ tư duy, suy nghĩ đúng đến hình thành các hành động cụ thể. Ví như cần ban hành các chế tài bảo vệ cây xanh công cộng, đẩy mạnh sự giám sát của xã hội đối với bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Cùng với đó, đào tạo nhân lực có kiến thức khoa học và kinh nghiệm trong lĩnh vực cây xanh đô thị.

Đặc biệt, vấn đề tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh cũng phải được tiến hành thường xuyên và sâu rộng, qua đó nhân lên thành tinh thần tự giác. Đã đến lúc, mỗi người cần phải bồi đắp tính cách, văn hóa, bồi lắng lối sống văn minh, gắn bó hài hòa với những mảng xanh, với cây xanh để cùng với tạo dựng nên một TP phát triển thịnh vượng, thân thiện với môi trường.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2016 đến ngày 30/6/2020, TP Hà Nội đã trồng được hơn 1.581.000 cây đô thị, bóng mát, cây lấy gỗ. Đặc biệt, Hà Nội đã tạo lập được những tuyến đường có hệ thống cây xanh kiểu mẫu đồng bộ về quy hoạch cảnh quan kiến trúc như đường Võ Chí Công - Võ Nguyên Giáp; Đại lộ Thăng Long (trước Trung tâm Hội nghị quốc gia); đường Láng, Phạm Văn Đồng...

(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: 70 năm lớn mạnh, xứng tầm cùng Thủ đô phát triển
    Sáng 14/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (14/10/1954-14/10/2024).
  • Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên TP Hà Nội lần thứ 8
    Sáng nay 14/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra sự kiện trọng đại của hội viên thanh niên Thủ đô - Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029, với sự tham dự của 400 đại biểu chính thức.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
Cây xanh và vai trò giảm nhiệt đô thị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO