Cây chay nhà ngoại

Xoan Vương| 21/05/2020 16:10

Cây chay nhà ngoại

Chiều muộn, nắng đã nhạt dần, chợ cóc ven đường vẫn tấp nập. Ai cũng hối hả bán mua, thỉnh thoảng có tiếng còi xe inh ỏi. Bỗng tôi nghe tiếng nhỏ nhẹ của một bé trai:

- Mời cô mua chay ạ!

Tôi dừng lại, ngắm nghía rổ chay chín vàng ươm, còn tươi rói và không quên mua những quả chay còn ứa nhựa nơi đầu cuống. Thằng bé mỉm cười và cảm ơn rối rít. Một thoáng ý nghĩ chạy thật nhanh trong đầu: Cô phải cảm ơn cháu mới đúng chứ bởi cháu đã đưa cô trở về với ngày thơ, nơi vườn nhà ngoại có cây chay sum suê tỏa bóng.

Vườn nhà ngoại là một thế giới thú vị đối với tuổi thơ của chúng tôi. Vườn có cây hoa dẻ tỏa hương thơm ngát lúc hè về, có cây khế ngọt lúc lỉu những quả là quả, có cây thanh trà quả chín mọng vàng tươi... Đặc biệt nhất là cây chay tán xòe rộng, bầy chim sẻ ríu rít chuyền cành. Hoa trái ở vườn nhà ngoại là thức dâng cho chúng tôi trong mỗi độ hè về. 

Trong kí ức của tôi, thân cây chay sần sùi, tán tỏa rộng như chiếc ô che nắng cả một góc vườn. Mùa chay, chúng tôi thường rủ nhau ra vườn để lượm những quả chay rụng. Quả chay còn xanh, sau trận gió lớn chẳng may gãy cành, quả vẫn bám vào cành như thế. Chúng tôi nhặt về nhà. Thế nào mẹ cũng chế biến thành những món ngon. Thuở ấy, cá ngoài đồng thật nhiều. Chỉ cần ra đồng, xách chậu tát cá vậy là đủ cho bữa ăn. Cá rô, cá diếc, cá tràu (cá quả)... mẹ làm sạch rồi kho với chay tươi. Sao mà thơm, sao mà ngon đến thế! Còn nhớ năm ấy cây chay được mùa quả. Kho cá cũng không thể nào hết được nên mẹ còn thái mỏng, phơi khô rồi cất vào túi nilon buộc kĩ. Khi nấu canh chua chỉ cần ít lát chay khô đã có nồi canh giải nhiệt trong mùa nắng thật là kì diệu. 

Còn nhớ, gia đình tôi có thửa rau muống gần nhà. Mùa hè, rau muống là thứ rau gia đình chúng tôi ưa chuộng nhất. Bữa cơm được dọn ra, đĩa rau muống luộc màu xanh, đĩa cà pháo màu trắng, bát nước rau muống xanh trong chuyển màu hồng tươi mang vị ngọt thanh của chay dầm đủ khiến con người ta thèm thuồng và nhớ mãi...!

Mùa chay chín, chúng tôi trở thành những nhà thám hiểm. Bao nhiêu cặp mắt mải mê tìm quanh gốc cây xem có quả chay nào rụng xuống từ đêm qua không. Nếu không tìm thấy thì lập tức không ai bảo ai, cả đám ngửng nhìn lên ngọn cây kia xem có quả nào màu vàng như ánh mặt trời . Những chiếc lá to như bàn tay kia chẳng đủ để che nổi những quả chay xinh xắn, mịn lông tơ, màu vàng rực dưới ánh nắng trưa hè. Tôi cũng từng chứng kiến bác An trèo thoăn thoắt lên cây chay hái quả. Bác thường mang theo cái túi để đựng quả chay vừa hái được vào một cách cẩn trọng. Lỡ có quả nào rơi xuống tức thì nó nát bét ra, lấm đất tiếc lắm. 

Ngoại và cậu tôi thường dặn chúng tôi không được trèo cây nhưng tôi vẫn thấy vui khi được anh trai rủ đi hái chay. Anh dùng cây sào ông ngoại làm cho, phía trên có cái ngoắc để hái quả. Hái chay là công việc hết sức vất vả nhưng trẻ con không dễ gì bỏ cuộc. Ngoắc. Trượt. Lại ngoắc. Lại trượt. Vừa hí hửng lại thất vọng. Bỗng: Bụp, quả chay rụng xuống tức thì mọi đôi mắt đổ dồn nhìn vào, rồi cũng lập tức nuốt nước miếng ừng ực. Quả chay méo mó, nhựa trắng chảy ra. Anh phủi phủi bụi lấm bám vào rồi chia phần cho chúng tôi. Khuôn mặt ai cũng đỏ chín nhưng hình như vị ngọt thanh của quả chay đã xua đi cái của trưa hè như thiêu như nung. Ngay đến cả hạt chay cũng được chúng tôi giữ như báu vật. Đơn giản bởi thứ quà quê dân dã mà đặc biệt này được phơi khô và rang lên, ăn ngon bùi như hạt lạc. Thuở ấy được thưởng thức món hạt chay rang với chúng tôi là cả trời hạnh phúc... Cứ thế chúng tôi mơ về những quả chay thơm mát, ngọt bùi!

Có những khi tôi trầm ngâm nhìn thân cây sần sùi những vết sẹo. Vết ngắn vết dài, lại có vết trông còn rất mới chưa kip liền da. Tôi cứ thắc mắc chẳng hiểu vì sao lại thế. Đem chuyện này hỏi ngoại, ngoại nói rằng: Vỏ chay đập dập, phơi khô rồi xé nhỏ là thứ không thể thiếu với những người ăn trầu. Vừa nói ngoại vừa lần giở túi đựng trầu chỉ cho tôi xem sợi chay màu đỏ sẫm. Ngoại bảo khi ăn trầu có đủ vị mới ngon. Vị nồng cay của trầu của vôi, vị chát của cau và vị ngọt của chay. Mọi hương vị của thiên nhiên trời đất quyện vào nhau để đỏ môi, thơm miệng. Ngoại bảo vỏ chay ngoại phơi nhiều thế này là để biếu và cho những người hàng xóm hay ăn trầu. Tôi thấy ánh mắt ngoại lấp lánh niềm vui khi ngồi giã vỏ chay, tiếng giã đều đều nghe thật vui tai. Từng sợi chay được xé nhỏ, rồi đem phơi dưới nắng hè. Sợi chay cong lại, có lần tôi cũng thử đưa vào miệng. Vị chát của vỏ chay nhưng ấm nồng tình làng nghĩa xóm!

Và lá chay, rễ chay cũng lại là bài thuốc Nam vô cùng hiệu quả. Mẹ tôi, bà tôi đỡ đau lưng, viêm khớp bởi bài thuốc quí báu này.

Làng tôi giờ không còn nhiều những gốc chay. Cây chay vườn ngoại từ lâu cũng đã vắng bóng. Thế nhưng bóng dáng của cây chay năm xưa vẫn có một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim tôi… 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Cây chay nhà ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO