Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch

HNM| 06/11/2021 20:32

Tiếp tục thực hiện kiểm soát, siết chặt cấp độ phòng, chống dịch trước bối cảnh Hà Nội xuất hiện nhiều ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng, chính quyền các địa phương tăng cường tuần tra, nhắc nhở và xử lý vi phạm.

Theo ghi nhận của phóng viên ngày 4-11, bên cạnh các cơ sở kinh doanh, buôn bán chấp hành nghiêm quy định "5K", vẫn còn nhiều trường hợp bán hàng không thực hiện giãn cách 50%, khách hàng không chấp hành quét mã QR. Đây là tình trạng đáng lo ngại về ý thức của người dân và các cơ sở trong công tác phòng, chống dịch.
Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
 Nhiều cửa hàng ăn uống ở phố Vệ Hồ (phường Xuân La, quận Tây Hồ) tạo mã QR và chủ cửa hàng nhắc khách quét mã QR trước khi vào cửa hàng.

Tăng cường các biện pháp phòng dịch

Khảo sát nhiều tuyến phố như Vệ Hồ, Xuân La, Võ Chí Công... trên địa bàn quận Tây Hồ, phóng viên ghi nhận các cửa hàng kinh doanh ăn uống, dịch vụ đều tạo mã QR và dán tờ cam kết thực hiện quy định phòng, chống dịch; chủ cửa hàng nhắc khách quét mã. Đáng ghi nhận, các cửa hàng ăn uống đã thực hiện "5K" khá tốt, bố trí cho khách ngồi giãn cách và lượng khách không quá 50% công suất.

Tương tự, trên địa bàn quận Đống Đa và Hai Bà Trưng, nhiều cửa hàng chấp hành nghiêm quy định. Anh Nguyễn Hoàng Nam, chủ hệ thống Hẻm quán trên phố Hoàng Cầu và Xã Đàn, quận Đống Đa cho biết, vào buổi trưa và tối, nhiều khi quán phải từ chối khách hoặc mời sang các hệ thống quán khác để bảo đảm giãn cách xã hội, chỉ bán 50% chỗ ngồi theo quy định. 

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
Công an phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng) tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Anh Trần Diễm, chủ hệ thống quán cà phê KaFa cho biết thêm, quán đông nhất vào thời điểm trưa và tối tại khu vực Hai Bà Trưng cho nên để bảo đảm giãn cách, quán đã yêu cầu khách đến phải quét mã QR và bản thân nhân viên quán đều trang bị khẩu trang và yêu cầu khách ngồi theo đúng hướng dẫn, có ngăn cách bởi vách ngăn.

Việc hàng quán thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch được Đại úy Phạm Đức Ngọc, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông và trật tự, Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, hằng ngày, đơn vị đều giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch và liên kết với Công an các phường để kịp thời thông báo ở đâu có vi phạm sẽ tiến hành xử lý.

Đại úy Vương Tiến Tâm, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông và trật tự, Công an quận Đống Đa cũng cho biết thêm, ngoài việc đôn đốc nhắc nhở hàng quán đóng cửa sau 21h, đơn vị còn chủ động phối hợp cùng Cảnh sát giao thông địa bàn thực hiện các chuyên đề đo nồng độ cồn, xử lý nghiêm lái xe sử dụng rượu, bia.

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
Công tác phòng dịch tại chợ dân sinh trên địa bàn huyện Đông Anh luôn được bảo đảm.

Theo ghi nhận thực tế tại khu vực ngoại thành như Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm..., các hoạt động thương mại, dịch vụ, đặc biệt là quán ăn, nhà hàng, lượng khách đến ăn trực tiếp không đông, bảo đảm giãn cách. Theo bà Nguyễn Thị Lan, chủ cửa hàng bún chả tại thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh) cho biết, cửa hàng bố trí khoảng cách giữa các bàn, trên bàn có vách ngăn, các nhóm khách ngồi riêng... nhưng lượng khách đến ăn chỉ đạt 30-40% so với trước khi có dịch...

Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám cho biết, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch và sản xuất, huyện vẫn duy trì hoạt động của 333 tổ Covid-19 cộng đồng, qua đó, hỗ trợ lực lượng chức năng cập nhật thường xuyên tình hình biến động dân cư, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, quản lý sức khỏe đối với người về từ vùng dịch, người dân bị ho, sốt, rát họng, người liên quan đến các ca bệnh trên địa bàn thành phố và các vùng có dịch khác để lấy mẫu, cách ly theo quy định.

Đặc biệt, tại các nơi nguy cơ cao như chợ, siêu thị, nhà hàng, quán ăn..., huyện Đông Anh và Ban quản lý chợ tổ chức hoạt động ổn định trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch; trong đó, có 2 chợ đầu mối, 2 siêu thị, 34 chuỗi cửa hàng Vinmart, 40 chuỗi cung ứng hàng hóa, bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống.

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
Các hộ dân trên địa bàn xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) tuân thủ nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tại địa bàn huyện Gia Lâm, sau khi phát hiện các ca nhiễm tại cộng đồng và phải phong tỏa một số khi vực ở các xã Ninh Hiệp, Dương Xá, huyện cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng dịch, nhất là tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực công cộng...; khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà, tụ tập đông người nơi công cộng, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay sát khuẩn...

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang xảy ra, người dân xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) cũng tự giác nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng dịch. Những hộ kinh doanh đóng cửa tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của xã và huyện; người dân cũng hạn chế ra khỏi nhà nên trên nhiều tuyến đường của xã, có rất ít người qua lại. Bà Nguyễn Thị Ngọc, ở xã Ninh Hiệp cho biết, để bảo vệ sức khỏe, bản thân và gia đình bà chỉ ra khỏi nhà để đi mua thực phẩm rồi về nhà ngay.

Vẫn còn chủ quan

Tuy nhiên, quan sát tại đây vẫn còn một số cửa hàng không thực hiện giãn cách. Cụ thể, phố Lạc Long Quân, Nhật Chiêu (phường Nhật Tân); Nguyễn Đình Thi, Thụy Khuê (phường Thụy Khuê); An Dương, Yên Phụ (phường Yên Phụ), còn nhiều cửa hàng để khách ngồi hết công suất hoặc quá 50% diện tích cửa hàng, không bảo đảm giãn cách phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, tại ngõ 81 phố An Dương, vẫn còn nhiều người tụ tập đông, họp chợ ngay dưới lòng đường.

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
 Khách ngồi kín chỗ, không giãn cách tại cửa hàng bún bò trên phố Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ ).

Theo Chủ tịch UBND phường Xuân La Nguyễn Đình Hà, UBND phường mới kiện toàn lại tổ chuyên trách phòng, chống dịch, với 9 cán bộ do Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng, trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo các lực lượng duy trì các hoạt động phòng, chống dịch. Đặc biệt, tổ chuyên trách kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định.

Cụ thể, trong ngày 4-11, UBND phường Xuân La xử phạt 10 trường hợp bán hàng rong với tổng số tiền phạt 1,5 triệu đồng và phạt 1 cửa hàng cà phê tạo mã QR không đúng quy định và không nhắc khách quét mã QR.

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) kiểm tra, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn ký cam kết phòng, chống dịch.

Tương tự, khảo sát trên địa bàn quận Cầu Giấy, đặc biệt là phường Trung Hòa, đa số người dân khi vào ăn uống đều không tự giác quét mã QR. Việc chấp hành quy định khai báo di biến động chỉ được thực hiện khi có sự nhắc nhở của lực lượng bảo vệ hoặc chủ cơ sở kinh doanh.

Chị Trịnh Thị Huyền, chủ cơ sở bún riêu bề bề, số 116 phố Trung Hoà cho biết, nhiều khách vào ăn hàng không có thói quen quét mã QR, nên cửa hàng phải nhắc nhở thường xuyên. Để chung tay cùng chính quyền phòng dịch, cửa hàng sẽ kiên quyết nhắc nhở khách thực hiện đúng quy định quét mã QR và chấp hành việc kinh doanh đến 21h, giữ khoảng cách giữa các chỗ ngồi, khai báo y tế.

Chủ tịch UBND phường Trung Hòa Nguyễn Hải Đăng khẳng định, để giám sát, giúp người dân cũng như 382 cơ sở kinh doanh ý thức chấp hành quy định phòng, chống dịch, ngoài việc tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, UBND phường còn chỉ đạo các tổ Covid-19 cộng đồng cùng với lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành. 

Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
 Người dân đến giao dịch tại các cơ quan, trụ sở UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức tuân thủ nghiêm việc quét mã QR.

Tại địa bàn huyện Hoài Đức, tính đến ngày 4-11, toàn huyện có 18.522 địa điểm tạo mã QR với số lượt quét trong ngày hơn 5.100 lượt. Một số địa phương có số tạo mã QR và lượt quét cao như xã An Khánh, Kim Chung, An Thượng, thị trấn Trạm Trôi... Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân chưa chủ động chấp hành quy định quét mã QR khi đến các địa điểm công cộng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn yêu cầu 100% các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ chợ, siêu thị... phải bố trí, tạo điểm quét mã QR; quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người dân thực hiện nghiêm việc quét mã QR để quản lý, bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19. 

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO