Đời sống văn hóa

Cận cảnh ngôi mộ cổ của một Chưởng Thái giám trong triều Nguyễn

Hà Oai 08/12/2024 15:36

Lập được nhiều công trạng trong thời gian phục vụ triều Nguyễn nhưng Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan lại chọn cho mình một nơi an nghỉ giản đơn ở trên đường Thiên Thai (phường An Tây, TP Huế).

Nằm cạnh đường Thiên Thai (phường An Tây, TP Huế) và gần tháp của bổn sư Liễu Quán (người khai lập Thiền phái Liễu Quán và một nhánh Thiền mang đậm phong cách của văn hóa Phật giáo Việt Nam) có một ngôi mộ được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu bởi thân phận của người được chôn cất bên dưới khá đặc biệt, ngôi mộ được xây theo hình lục giác với 4 cấp, mỗi bậc cấp đều 6 cạnh, trên là ngôi mộ được xây dựng bằng hình hoa sen và che bằng căn nhà lục giác, phía trước là tấm bia lớn làm bằng đá gan gà rất thịnh vào thời chúa Nguyễn và được khắc chữ Hán. Sau khi tìm hiểu mới biết đó là nơi an nghỉ giản đơn của Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan (1689 - 1755). Người dân hay gọi ngôi mộ là lăng “Ông Phèn”.

z6032173420492_5419c7cfef888f9b7b1f82e51d066d55.jpg
Lăng "Ông Phèn" là ngôi mộ của Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan.

Cụ thể, nội dung đầu tiên trên văn bia được dịch nghĩa “Trộm hay: Mai công (Mai Văn Hoan) mạnh mẽ khí chất, rộng rãi tấm lòng; thờ Chúa hết dạ trung thành, nào chối từ khổ cực; chọn bạn một lòng đại nghĩa, thực sợ mất ân tình. Hiền lành trung hậu, như chén rượu nồng”.

Theo người dân sinh sống ở gần ngôi mộ cho biết, ngôi mộ Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan được người dân ở đây hay gọi là lăng “Ông Phèn” bởi Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan là đệ tử của sư tổ Liễu Quán. Nếu không có tấm bia đá còn sót lại và được dịch ra thì ít ai biết rằng ngôi mộ là của Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan bởi những biến chuyển của thời gian và sự đổi thay của lịch sử.

Theo bia mộ cũng như những người tìm hiểu về lịch sử, Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan quê ở xã An Xá (viên tử Tân Lập, huyện Duy Xuyên, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam). Năm 16 tuổi, Mai Văn Hoan được tuyển chọn vào làm Nội giám ở phủ chúa Nguyễn và đến năm Ất Tỵ (1725) được thăng lên chức Thái giám, chánh Đội trưởng kiêm Tri chư quốc Tào vụ (Chức quan kiêm nhiệm Tri Chư quốc Tào vụ có vai trò quản lý mọi việc liên quan đến hệ thống các tàu buôn của các quốc gia và vùng lãnh thổ đến buôn bán, trao đổi giao thương ở Đàng Trong).

z6032173411589_f3381dce15803d4b3ce361462be9a010.jpg
Ngôi mộ của Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan được xây theo hình lục giác với 4 cấp.
z6032173401711_9d85502f9efe9138c4a76deb304c35fc.jpg
Tấm bia trên phần mộ của Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan.
z6032173434309_ddc45b416843fd748294ff4bd255e522.jpg
Ngôi mộ nằm sát đường Thiên Thai (phường An Tây, TP Huế).

Năm Mậu Ngọ (1738), Thái giám Mai Văn Hoan được thăng làm Chưởng Thái giám (tức quản lý tất cả các thái giám trong phủ chúa) và kiêm Cai đội (nắm giữ một chức quan võ). Sau đó, những năm cuối đời Chưởng Thái giám Mai Văn Hoan quy y ở Tổ sư Liễu Quán với pháp danh Tế Ý./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường
    Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình được tổ chức vào ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Từ ngày 2 đến 5/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
  • Gỡ “điểm nghẽn” lĩnh vực thư viện để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số
    Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi ngành, lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt động thư viện. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, quá trình chuyển đổi số đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho lĩnh vực thư viện nói riêng, văn hóa đọc nói chung.
  • Những “bệ phóng ” cho văn hóa đọc vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Văn hóa đọc nước nhà thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo nền tảng tinh thần để xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, văn hóa đọc đã, đang có xung lực, động lực, bệ phóng để vươn mình mạnh mẽ.
  • “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01- 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Cận cảnh ngôi mộ cổ của một Chưởng Thái giám trong triều Nguyễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO