Ca sĩ Mỹ Linh hát “Hoa sữa” tiễn biệt nhạc sĩ Hồng Đăng

KTĐT| 27/03/2022 09:40

Trưa ngày 26/3, lễ tang nhạc sĩ Hồng Đăng diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông. Những nhạc phẩm do ông sáng tác đã cất lên, thay lời tiễn biệt của gia đình, đồng nghiệp.

Lễ tang nhạc sĩ Hồng Đăng diễn ra từ 12 giờ 30 đến 13 giờ 45 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thanh Tông. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người thân của nhạc sĩ Hồng Đăng đã đến sớm để tiễn đưa ông.
Bạn bè, người thân, và người yêu âm nhạc đến tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.
Bạn bè, người thân, và người yêu âm nhạc đến tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.

Trong hơn 1 giờ diễn ra lễ đưa tang, âm nhạc của ca sĩ Hồng Đăng, với những ca khúc như: "Hoa Sữa", "Biển hát chiều nay" được cất lên để bạn bè, thân hữu thương mến tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.

Trong buổi lễ, nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi đệm nhiều bản piano bài hát quen thuộc của Hồng Đăng. Lễ đưa tang kết thúc trong giai điệu dịu êm của ca khúc "Hoa sữa" qua tiếng hát của ca sĩ Mỹ Linh: "Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm/ Có lẽ nào em lại quên anh/ Có lẽ nào anh lại quên em".

Vợ nhạc sĩ Hồng Đăng - bà Anh Thúy (bên phải) cùng các con lo tang lễ cho chồng.
Vợ nhạc sĩ Hồng Đăng - bà Anh Thúy (bên phải) cùng các con lo tang lễ cho chồng.

Bà Anh Thúy - vợ nhạc sĩ xúc động khi nghe lại ca khúc. “Hoa sữa” của nhạc sĩ Hồng Đăng không đơn thuần là một ca khúc, mà còn như một sứ giả văn hóa, để mỗi khi ai đó nhắc đến Hà Nội lại nhớ những ca từ: "Tiếng hát ai xao động/ Thoáng mùi hoa êm đềm".

Ca sĩ Mỹ Linh hát ca khúc ''Hoa sữa'' tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.

Trong điếu văn tiễn biệt nhạc sĩ Hồng Đăng, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân ngoài khẳng định sự nghiệp âm nhạc đáng ngưỡng mộ của tác giả “Hoa sữa” với tư cách một người sáng tác còn đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp cho âm nhạc Việt Nam mà nhạc sĩ Hồng Đăng trong vai trò một lãnh đạo Hội Nhạc sĩ Việt Nam rất được lòng anh em.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đọc điếu văn tại tang lễ.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đọc điếu văn tại tang lễ.

Bên linh cữu, gia đình đặt một số bức ảnh của ông thời trẻ. Trong một tấm hình chụp khi nhạc sĩ chưa gặp tai nạn, vẫn có thể đi lại được, ông chở vợ đi giữa những hàng cây ở Hà Nội. 

Sau khi gặp tai nạn, ông phải ngồi xe lăn, bà Thúy lại là người đưa đón chồng. Bạn bè thường bắt gặp hình ảnh nhạc sĩ ngồi sau xe vợ đi cà phê, gặp gỡ bạn bè, xem triển lãm, ca nhạc. Có lần, vừa đèo chồng, bà nghêu ngao hát "Em vẫn từng đèo anh/ Trên những chặng đường quen", biến tấu từ lời bài hát Hoa sữa: "Em vẫn từng đợi anh/ Trên những chặng đường quen" khiến ông phì cười.

Những bức ảnh về nhạc sĩ Hồng Đăng được đặt tại lễ tang.
Những bức ảnh về nhạc sĩ Hồng Đăng được đặt tại lễ tang.

Tại lễ tang, bà Anh Thúy nghẹn ngào nói lời tiễn biệt chồng: "Vẫn biết việc chia tay chỉ là sớm muộn nhưng em và các con, cháu vẫn đau đớn, xót xa. Cả một đời gian truân, vất vả nhưng anh đã sống đúng như ba - cụ Phan Đăng Tài - người luôn tâm niệm: ‘Thế gian vạn sự giai bào ảnh. Thiên kiếp duy dư nhất điểm tình’ (Mọi sự trên thế gian đều là hư ảo, điều lưu lại muôn kiếp là cái tình). Anh, người đàn ông nhân hậu, bao dung và chân tình. Em và các con, cháu hạnh phúc khi được làm vợ, con, cháu anh. Suốt đời anh, một nghệ sĩ chân chính, danh lợi, chức tước, vật chất chỉ là phù du.

Khoảnh khắc bà Anh Thuý xúc động nói những lời cảm ơn bạn bè, người thân đã đến tiễn đưa chồng.
Khoảnh khắc bà Anh Thuý xúc động nói những lời cảm ơn bạn bè, người thân đã đến tiễn đưa chồng.

“Với anh, được sống, được làm việc, được yêu thương, được nếm trải buồn, vui, cay đắng, đã là hạnh phúc. Những tác phẩm của anh ra đời được giới nghệ sĩ, công chúng đón nhận. Và âm nhạc là con người anh, hồn hậu, tinh tế và trong sáng, hiện rõ trong từng giai điệu, sự chiêm nghiệm từ những lênh đênh, cay đắng, vấp ngã, chia ly, đã cho mỗi lời ca thấm đẫm triết lý cuộc đời, để khi hát lên ai cũng thấy mình trong mỗi câu chữ. Đấy cũng là hạnh phúc. Cả một đời miệt mài lao động với kho tàng tác phẩm như vậy, cũng là hạnh phúc" – Bà Anh Thuý xúc động chia sẻ.

Với bông cúc vàng do gia đình chu đáo chuẩn bị trên tay, trong những giai điệu thân quen, say đắm của “Biển hát chiều nay”, “Hoa sữa”… người thân, bạn bè, người hâm mộ lặng lẽ vào tiễn biệt nhạc sĩ Hồng Đăng vừa nhẹ bước “chuyển cõi”.

Nhiều nghệ sĩ là lớp đàn em, có những thời gian gắn bó với nhạc sĩ và các nhạc phẩm của ông đã đến tiễn đưa ông.
Nhiều nghệ sĩ là lớp đàn em, có những thời gian gắn bó với nhạc sĩ và các nhạc phẩm của ông đã đến tiễn đưa ông.
Người đến viếng dành những cái nắm tay động viên, chia sẻ nỗi buồn với vợ cố nhạc sĩ Hồng Đăng.
Người đến viếng dành những cái nắm tay động viên, chia sẻ nỗi buồn với vợ cố nhạc sĩ Hồng Đăng.

Tại buổi lễ, nhiều bạn bè ông chia sẻ điều tiếc nuối vì nhạc sĩ Hồng Đăng là một trong 5 nhạc sĩ đợt năm 2021 được Hội đồng cơ sở, chuyên ngành cho đến Hội đồng T.Ư xét giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu đồng thuận đề nghị Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhạc sĩ Hồng Đăng. Ông chưa kịp nhận niềm vui, vinh dự của Đảng và Nhà nước trao tặng cho sự nghiệp âm nhạc của mình thì đã ra đi mãi mãi.

Rất nhiều người bạn bè, thân hữu đã đến tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.
 Rất nhiều người bạn bè, thân hữu đã đến tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.

Nhạc sĩ Hồng Đăng sinh năm 1936 ở Nghệ An, là cháu ruột nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Những năm 1950, khi còn là học sinh, ông đã sáng tác các ca khúc Nắng về Tây Bắc, Nhớ ơn cụ Hồ, Đời học sinh... Ông là một trong những sinh viên đầu tiên của khoa Sáng tác, trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

Người thân, bạn bè, đồng nghiệp tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.
Người thân, bạn bè, đồng nghiệp tiễn đưa nhạc sĩ Hồng Đăng.

Nhạc sĩ Hồng Đăng - một trong những đại thụ của làng âm nhạc Việt Nam. Nhiều năm qua, sức khỏe của nhạc sĩ Hồng Đăng có phần suy yếu do ông mắc một số bệnh tuổi già. Ông đã sáng tác hơn 700 tác phẩm, bao gồm nhiều thể loại: Ca khúc, hợp xướng, ca cảnh, khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu.

Trong đó, ông đã sáng tác nhạc được sử dụng cho hơn 70 bộ phim, trong đó có những ca khúc nhạc phim nổi tiếng như: “Hoa sữa” (Hà Nội mùa chim làm tổ), “Lênh đênh” (Đời hát rong), “Biển hát chiều nay” (nhiều phim về đề tài biển), “Nỗi nhớ đêm đại dương” (Những hạt muối của biển), “Biển và cô gái tôi chưa quen” (Những ngôi sao nhỏ), “Không gian xanh” (Vùng trời).

Lễ di quan nhạc sĩ Hồng Đăng về nơi an nghỉ.
Lễ di quan nhạc sĩ Hồng Đăng về nơi an nghỉ.

Ông là nhạc sĩ đầu tiên được kết nạp vào Hội Điện ảnh Việt Nam, Ủy viên BCH Hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Ủy viên Ủy ban quốc gia thập kỷ phát triển văn hóa quốc tế. Ông được trao giải thưởng Nhà nước năm 2001, Giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội năm 2021.

(0) Bình luận
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • Tái bản cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà
    Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Ca sĩ Mỹ Linh hát “Hoa sữa” tiễn biệt nhạc sĩ Hồng Đăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO