Bưởi he

Nguyễn Minh Hoa| 01/10/2020 09:41

Sang thu đã là mùa bưởi. Những quả bưởi xanh mã, nguyên cành bày ngũ quả trông trăng, cất giữ kỉ niệm của bao thế hệ, nói đến là cay mắt, nhớ.

Xưa, bưởi không nhiều như bây giờ, bưởi chỉ bắt đầu có vào mùa thu, sau Giêng còn cũng chỉ là dăm quả bôi vôi cuống cất trong gầm giường tích trữ mà thôi. 

Bưởi rộ hoa vào cuối mùa xuân, cánh hoa rụng trắng gốc, trắng sân. Các bà, các chị thường nhặt hoa ấy ướp trà, hay lọc bột sắn dây. Đôi phiên chợ có bà cụ tỉa bớt dăm cành hoa đem bán ngoài chợ làng, nhà nào không có cây bưởi, hay không xin được nhà hàng xóm thì mua về bày thêm trong đĩa hoa cúng. Bẵng đi, nắng mới rồi sang mùa, bưởi con đã chi chít trên cành. Trẻ con lo đi học, người lớn lo đi làm không mấy người để ý đến cây bưởi nơi góc vườn, chỉ đến khi vào mùa mưa bão, không ít quả xanh rụng xuống, người nhà mới xót ruột mà rằng: “Gió bão hết trận này đến trận khác thế này không biết cây bưởi nhà mình năm nay có được bán quả nào không? Tết có bưởi thờ không đây’’... Bà thì bảo dâng cúng không gì bằng của nhà trồng được, mẹ thì mong lứa quả đầu bán đúng dịp rằm tháng Tám là đỡ được tiền đóng học đầu năm cho mấy chị em. 

Bưởi he
Lớn dần, tôi mới biết thế, chứ ngày bé chỉ chăm chăm nhìn vào cây bưởi nhà mình dịp mùa hè có quả rụng nào vừa tay để chơi chuyền, thậm chí mấy đứa còn rủ nhau bứt trộm quả thấp để cùng nhau chơi. Quả bưởi tròn, trong lòng tay còn tươi, chơi thấy thơm thơm, đến khi héo, mốc lại đem phơi, chơi tiếp. Nhiều khi gặp quả bưởi rụng to, mấy đứa còn bảo nhau đem phơi cho khô bớt để vừa tay chơi hơn. 

Rồi cũng hết dần mưa bão, bưởi không còn rụng, mẹ sai anh lên nhặt mấy dây tầm gửi đi, sợ nó ăn hết chất của cây. Anh trèo lên cây thoăn thoắt, sờ tay vào từng quả bưởi, bà ngóng lên nhắc, khéo rụng mất mấy quả bà đã nhắm để dành đến Tết. 

Tầm hết tháng Sáu lịch âm trở đi là chợ phiên lác đác có người bán bưởi.  Nhưng bưởi tầm này còn non, ăn sẽ bị he đắng. Mấy cô gái trẻ bê thúng bưởi đi bán ở chợ làng bị đám thanh niên trêu suốt.

Xưa, dấu mốc lớp 7 là quan trọng. Thường thì nhà nào có điều kiện mới cho con học lên cấp 3 trường huyện, chứ không hết lớp 7, là hết cấp 2 sẽ thôi học,  lo lao động sản xuất, làm kinh tế giúp gia đình. Đám con trai còn đỡ, đám con gái ở nhà đôi ba năm, thau tháu là có “dạm ngõ’’ ngay. Có khi chúng bạn chưa học xong cấp 3, đám ở nhà đã có cô  đi làm dâu. Đám tát vũng, chơi chuyền, hẹn nhau đi ăn cỗ ngồi cùng mâm chuyện như ngô rang. 

Nhanh thật đấy mới hôm nào anh tôi còn bứt vài quả bưởi nhà cho đám con gái chơi chuyền, dù anh chỉ quý có một chị ngõ bên. Anh bứt đến vãn cành mẹ mới biết, khi bị mẹ tra hỏi đành khai thật là bứt bưởi non đem cho bọn con gái chơi chuyền. Mãi sau mẹ mới kể, quát anh xong mẹ phải quay đi để cười thằng con đã biết “dại gái’’.

Thế rồi, cả hội vẫn tíu tít trong xóm ngoài làng khi đi học lúc lại cùng đi làm đồng. Hết lớp 7, anh tôi vào cấp 3 trường huyện, mấy chị bạn anh thôi học cả. Chị  khóc vì muốn theo học tiếp mà nhà không có điều kiện. Hình như anh tôi cũng buồn vì việc này. 

Mẹ biết là anh buồn nhưng mẹ bảo chả ai tính được duyên phận. Ngày chị ấy lấy chồng anh chỉ về ăn cỗ xong lại đi ngay chứ không đi đưa dâu. Mẹ hỏi thì anh bảo: - “Vui gì mà đi hả mẹ?”

Chị ấy lấy chồng về làng dưới, nhà có mấy gốc bưởi già, quả nhỏ nhưng ngọt đượm, có lần đi chợ tổng bán cả gánh gặp mẹ, chị gửi mẹ 3 quả về thắp hương rằm. Hôm ấy ngày nghỉ anh cũng về, những tưởng chuyện đã cũ mẹ kể:

- Nó lấy chồng về làng Bối, nhà có giống bưởi quả nhỏ nhưng ngon chẳng kém bưởi nhà mình. Nhưng là bưởi trắng, bán được sớm, tháng Tám mà bổ đã dóc không he, chứ bưởi nhiều nhà tầm này còn he lắm. 

Anh nghe đấy, rồi thở dài, mẹ mới nhớ ra, lẳng lặng đi xuống nhà ngang.

Tôi biết, chị ấy da trắng, tóc dài, hay bán bưởi mỗi mùa, ai nhờ bổ chị cũng bổ giúp. Chị bổ khéo, cùi bưởi chị chia làm 6, bóc xuống như hoa, thật đẹp. Cuối buổi chị thường gom vỏ xanh đem về bảo là để phơi khô, đun với bồ kết gội đầu dần. Chị xởi lởi, nên bao giờ cũng chưa vãn chợ là hết hàng, vợ chồng anh chị ấy chí thú nên lấy nhau 3 năm đã ra ở riêng, xây được nhà mái bằng...

Anh tôi lục một cuốn truyện cũ trên giá sách của tôi nằm trên phản gian bên lật soàn soạt chẳng biết 
có đọc được chữ nào không. 

Tôi ngồi bổ bưởi chị ấy cho ngoài hiên nhà vọng vào:

Cứ theo hương hoa bưởi
Là tới ngõ nhà em...

Em nhớ câu thơ này mà quên tác giả, tình đầu thường buồn nên người ta hay nhớ thì phải?

Anh tôi nhìn tôi, rồi lại cụp mắt xuống. Tôi biết, anh tôi đã gửi tình đầu vào người con gái ấy, nhưng không là duyên phận, biết làm sao? Tình đầu hay kí ức bao giờ cũng mang một hương vị, ta nhớ cả, cả những điều không mấy ngọt ngào, nhưng không được chạm vào, không nhắc lại thì lại thường da diết hơn. Thế mới là con người, biết làm sao khác được, trái tim thường thành thật -  nhất là với chính mình. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Những lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
    Ngứa da, nổi mề đay, khó thở, viêm mũi kéo dài… thường bị nhiều người xem là do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm và tự điều trị bằng thuốc tự mua hoặc mẹo dân gian. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những triệu chứng này là lời cảnh báo của cơ thể về rối loạn miễn dịch phức tạp hoặc bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
  • Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
    Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục Tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là thành quả cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số.
Đừng bỏ lỡ
Bưởi he
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO