Bùng nổ dịch vụ truyền hình trực tuyến: Xu hướng và đòi hỏi từ thực tế

HNM| 18/09/2021 19:11

Với sự bùng nổ của dịch vụ truyền hình trực tuyến theo đăng ký, số lượng phim mà công chúng Việt Nam có thể tiếp cận sẽ vô cùng lớn, khó kiểm soát về nội dung. Điều này đòi hỏi Luật Điện ảnh (sửa đổi) phải có những quy định quản lý hiệu quả, phù hợp thực tế.

Bùng nổ dịch vụ truyền hình trực tuyến: Xu hướng và đòi hỏi từ thực tế
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của dịch vụ truyền hình trực tuyến đòi hỏi phải có biện pháp quản lý phù hợp.

Xu hướng mới

Theo thông tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ đầu tháng 10-2021, 14 kênh truyền hình nước ngoài sẽ dừng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Trong số đó có một số kênh được khán giả yêu thích như: Fox Movies, Fox Family Movies, Fox Action Movies, Disney Channel... Mặc dù chưa có thông tin chính thức song theo dự đoán, các kênh này có thể chuyển sang hình thức dịch vụ truyền hình trực tuyến theo đăng ký giống như Netflix.

Rõ ràng, phát hành phim dưới dạng truyền hình trực tuyến theo đăng ký đang là xu hướng của thế giới. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, cuối năm 2020, truyền hình trả tiền qua internet của các nền tảng xuyên biên giới như Netflix, Apple TV, WeTV đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 1 triệu thuê bao tại Việt Nam, doanh thu ước tính gần 1.000 tỷ đồng. Nếu có thêm sự tham gia của các “đại gia” sản xuất và phát hành nội dung mới như kể trên, con số này sẽ còn tăng lên đáng kể trong thời gian tới.

Sự bùng nổ của kênh phát hành phim trực tuyến thông qua các nền tảng xuyên biên giới đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý, trong đó có vấn đề quản lý nội dung. Tại diễn đàn Quốc hội vào tháng 11-2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian qua, Netflix có nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn như việc đưa những bộ phim phản ánh sai trái lịch sử chiến tranh Việt Nam; xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; có nội dung bạo lực, khiêu dâm... Thực tế này cho thấy, việc quản lý nội dung phim trên các nền tảng truyền hình trực tuyến xuyên biên giới, cũng như phát hành phim trên không gian mạng nói chung, là hết sức cần thiết.

Tiền kiểm hợp lý, tăng cường hậu kiểm

Thời gian qua, vấn đề quản lý phim phát hành trên mạng internet được các nhà quản lý, chuyên gia bàn thảo khá kỹ trong quá trình góp ý cho dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), và vấn đề này tiếp tục được “làm nóng” tại hội thảo trực tuyến “Góp ý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức mới đây.

Đặc biệt, sáng 14-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về nội dung này trong Luật Điện ảnh (sửa đổi). Việc đưa nội dung này vào Luật Điện ảnh (sửa đổi) là hết sức cần thiết để “lấp đầy khoảng trống pháp lý”, như ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) từng nhận định: “Quy định về phổ biến phim trên không gian mạng còn có khoảng trống. Luật Điện ảnh và các luật liên quan dẫn chiếu đều không tìm ra quy định này”.

Tuy nhiên, quản lý như thế nào cho phù hợp với xu hướng và thực tế tại Việt Nam lại là câu hỏi không dễ trả lời. Hai phương án tiền kiểm và hậu kiểm được đưa ra bàn thảo, trong đó nhiều ý kiến nghiêng hơn về việc để doanh nghiệp phát hành tự chịu trách nhiệm thẩm định, phân loại phim.

Theo đó, phim phát hành trên không gian mạng chỉ cần đảm bảo không vi phạm các điều cấm, phải có cảnh báo và hiển thị mức phân loại phổ biến phim theo quy định và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (Điều 19). Với số lượng phim khổng lồ trên mạng, phương án các đơn vị cung cấp dịch vụ tự phân loại phim được đánh giá là phù hợp với thực tế và xu thế phát triển.

“Vấn đề chính là công tác thanh tra, kiểm soát, hậu kiểm của chúng ta phải được quan tâm, đổi mới, chuyên nghiệp hóa sâu và nâng cao chất lượng" - ông Trần Thanh Hiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội nhận định.

Nhằm tránh để lọt những phim vi phạm pháp luật, không phù hợp với văn hóa Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu ý kiến cần phải kết hợp tiền kiểm hợp lý và nhấn mạnh hậu kiểm là chủ yếu.

Rõ ràng xu hướng phát triển các kho phim trực tuyến đang mở ra cho công chúng Việt cơ hội tiếp cận kho phim khổng lồ của thế giới, nhưng cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý cũng như các biện pháp đi kèm nhằm đảm bảo cho người dân được tiếp cận, thưởng thức các tác phẩm hấp dẫn, an toàn, lành mạnh.

(0) Bình luận
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bùng nổ dịch vụ truyền hình trực tuyến: Xu hướng và đòi hỏi từ thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO