Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Bức tranh "Người hát dân ca" của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh xuất hiện trở lại sau gần 100 năm

Văn Thiện 03/06/2024 22:03

Bức tranh "Người hát dân ca" được danh họa Nguyễn Phan Chánh thực hiện bằng sơn dầu trên toan khổ lớn với kích thước 90.5 x 102.5cm vào năm 1930, năm ông tốt nghiệp khóa đầu tiên Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội.

444481473-10161496164099914-4147765857982541028-n-10.jpeg
Tác phẩm "Les Chanteuses de Campagne" (Người hát dân ca).

Bức Người hát dân ca - tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh sẽ xuất hiện trở lại trên sàn đấu giá tại Paris (Pháp) với mức giá dự kiến cao nhất là 900.000 Euro (gần 25 tỷ đồng). Phiên đấu giá "Arts d'Asie" do Sotheby's tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 14/6.

Người hát dân ca (Les Chanteuses de Campagne) vẽ hai ca nương ngồi đối diện nhau, đội nón quai thao, cầm quạt, bận áo nâu quần lĩnh, đi chân đất. Tranh sơn dầu trên toan khổ lớn, với tông nâu trầm đặc trưng của Nguyễn Phan Chánh, có giá dự kiến 600.000-900.000 euro (16,5 tỷ-24,7 tỷ đồng).

Tác phẩm được hoàn thiện năm 1930 - thời kỳ sáng tác đỉnh cao của danh họa. Ban đầu, tranh chỉ được biết đến qua các hồ sơ lưu trữ, một số triển lãm ở Hà Nội năm 1930 và Paris năm 1931. Sau đó, một cặp vợ chồng bác sĩ ở Pháp mua sưu tập, truyền cho các thế hệ sau. Gần đây, tranh được phát hiện tại nhà một người cháu của họ ở vùng nông thôn Pháp. Sotheby's đánh giá tác phẩm là tranh quan trọng nhất từng được tung ra thị trường của Nguyễn Phan Chánh.

Nhà giám tuyển Ace Lê cho rằng việc giới thiệu tác phẩm Người hát dân ca sắp tới có thể coi là một trong những phát hiện quan trọng nhất với mỹ thuật Đông Dương nói chung và Nguyễn Phan Chánh nói riêng.

Với những giao thoa Đông - Tây về cả kỹ thuật và tư tưởng, đây có thể coi là một trong những kiệt tác hiếm có, góp phần sớm định hình Nguyễn Phan Chánh như một tên tuổi tiên phong đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam. “Tôi hy vọng sau gần một thế kỷ nơi đất khách, kiệt tác quan trọng này sẽ được hồi hương về với quê nhà”, anh nói thêm.

Với tông nâu trầm đặc trưng của Nguyễn Phan Chánh, bức tranh thể hiện hai cô gái ngồi xổm đối diện với nhau, đội nón quai thao, cầm quạt, bận áo nâu quần lĩnh, đi chân đất. Bố cục kim tự tháp chặt chẽ, tạo tương quan cận-viễn theo kỹ thuật Tây phương, được xẻ ngang bằng một đường kẻ vách đất, tạo cảm giác cho người xem cũng như đang ngồi xổm bên cạnh hai ca nương một cách suồng sã mà gần gũi.

1-5463.jpg
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Nguyễn Phan Chánh sinh năm 1892 ở Hà Tĩnh. Ông là họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương, đồng thời là người tiên phong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Danh họa bắt đầu vẽ từ năm 33 tuổi khi trở thành học viên khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1929, ông có tác phẩm trưng bày trong sự kiện Triển lãm Nghệ thuật Thuộc địa (Salon de l'art colonial), Paris, đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp. Lấy cảm hứng sâu sắc từ vùng nông thôn thời thơ ấu, Nguyễn Phan Chánh luôn giữ một sự gắn bó gần gũi với dân quê, qua việc vẽ nên những khung cảnh quen thuộc với một góc nhìn thân cận, khiến ông được ca ngợi như một nhà ghi chép về cuộc sống truyền thống.

Nguyễn Phan Chánh để lại khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Những tranh nổi tiếng của ông như: Rửa rau cầu ao, Em bé cho chim ăn, Chơi ô ăn quan, Bát nước giải lao… Trong đó, Những cô thợ may là bức duy nhất cán mốc triệu USD của họa sĩ, với giá 1,39 triệu USD (35 tỷ đồng) trên sàn Christie’s tháng 12/2020. Đây là giá cao nhất trả cho một bức tranh của họa sĩ Việt Nam tại thời điểm năm 2018./.

Bài liên quan
  • Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
    Sáng ngày 31/5, tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Cục Hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Lễ phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 - 2024.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Lan toả yêu thương cho những nữ "chiến binh" ung thư tại chương trình QUEEN OF SMILES
    Ngày 20/10, Group WOMEN 30+ tổ chức Gala QUEEN OF SMILES để tôn vinh và chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực của các chị em phụ nữ, đồng thời lan toả thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
  • Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
    Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
Bức tranh "Người hát dân ca" của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh xuất hiện trở lại sau gần 100 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO