Bị “xỉa xói”, “bới móc” sau lưng, Hà Anh đã làm thế nào?

Trung Lee| 29/05/2017 16:50

Trên con đường trở thành siêu mẫu hàng đầu trên sàn catwalk, Hà Anh đã có chặng đường vô cùng gian truân, không chỉ phải đối mặt với khó khăn của nghề, những lời nói xấu, chỉ trích sau lưng cũng là thứ mà Hà Anh phải đối mặt. Vậy cô đã làm gì với những chỉ trích, nói xấu đó?


Bị “xỉa xói”, “bới móc” sau lưng, Hà Anh đã làm thế nào?


Trên dòng cá nhân của Hà Anh mới đây, siêu mẫu đã có những chia sẻ rất thẳng thắn và cách nhìn nhận của cô về những lời xỉa xói.


“Tôi tính hay quên, và thêm cái thói không để ý, nên nhiều khi người ta nói xấu mình ngay cạnh mình, sau lưng mình... cũng không biết”.


Hà Anh chia sẻ câu chuyện hồi cô mới về Việt Nam, khi đó, “hội chị em” model sau khi phát hiện Hà Anh chẳng những được “đi đi về về” giữa Anh và Việt Nam mà còn được giữ lại, có xu hướng làm việc lâu dài thì nhiều người tỏ ra ganh ghét và không “ưa cái bụng” cho lắm.



Bị “xỉa xói”, “bới móc” sau lưng, Hà Anh đã làm thế nào?

“Có lần đang đi diễn, một em model bảo: Chị ơi chị nghe người ta nói xấu chị không buồn à? Em nghe cũng tức thay cho chị!. Mình ngố cái mặt ra bảo: Thế hở, chị có biết gì đâu!”.


Cô thẳng thắn: “Tôi ngại nghe những chuyện đồn đại, nói xấu, nên ai mà tính thủ thì gì với tôi mấy chuyện này tôi toàn xua đi. Nghe mà chẳng làm được gì, chẳng giải quyết được việc gì, mất thời gian, mệt đầu. Nên tôi thấy, tốt nhất là bơ đi mà sống. Không phải việc liên quan đến mình, khỏi xía vô!”.


“Tôi thích từ “Kệ xác!”. Việc gì (ai) mà cứ lằng nhằng làm phiền tôi buông một câu “Kệ xác!”. Ghét tôi? Kệ xác! Làm gì được tôi? Thế là xong. Năng lượng tôi để dành làm những điều có ích cho chính mình”.



Bị “xỉa xói”, “bới móc” sau lưng, Hà Anh đã làm thế nào?

Bên cạnh đó, Hà Anh cũng tiết lộ về cái tính “dễ hài lòng” và sự thích thú đối với những món “quà quê”.


“Cãi nhau với chồng (lúc đó là bạn trai), ảnh dỗ ngọt tôi, mua cho tôi mấy củ khoai lang nướng mà tôi vẫn hay thèm ăn, bonus thêm bắp ngô dẻo luộc. Thế là tôi tha thứ, vì thương ảnh phải phóng xe đi mua mấy thứ này cho tôi”.


“Thế đấy, thế nên mãi đời hài lòng với củ khoai lang nướng chẳng được tặng kim cương hột xoàn. Nhưng kệ xác! Tôi thích thế!”


Dòng chia sẻ của Hà Anh lập tức nhận được nhiều sự tán đồng của người hâm mộ. Và quả thật, thái độ bình tâm của Hà Anh trước hiện tượng “xỉa xói”, nói xấu đồng nghiệp trong showbiz Việt rất đáng học hỏi.


Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà là ví dụ điển hình. Trong một lần xem The Voice Kid 2012, giọng ca Chia tay hoàng hôn đã lên tiếng chê bai chuyên môn của Mr Đàm và Hà Hồ: “Nói gì thì nói khi dạy cho một bạn trẻ có triển vọng thì phải dạy bằng cái nghề của mình chứ không thể dạy bằng công nghệ được. Tôi cũng ngạc nhiên và không thể tưởng tượng ra hai ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà sẽ dạy bằng cái gì? Có bột mới gột nên hồ, phải có trình độ mới dạy được”.


Bị “xỉa xói”, “bới móc” sau lưng, Hà Anh đã làm thế nào?


Sau ngày hôm đó, giọng ca Tội lỗi đã “đá đểu” đàn chị một cách nhẹ nhàng, sâu cay với bức hình khoe mông con trai Subeo với dòng trạng thái: “Ai cũng có quyền yêu thương, ghét bỏ nhưng hãy sống đúng với nó, yêu thì thổ lộ, ghét thì bỏ qua... Ai cũng đáng để mình học hỏi không phân biệt già trẻ, lớn bé, màu da, ngôn ngữ nhé Subeo. Vỗ nhẹ vào mông cho hiểu, não càng đánh càng tổn thương”.


Ông hoàng nhạc Việt sau đó cũng thể hiện mình “không phải dạng vừa đâu” với màn “chửi xéo”: “Tội nghiệp chị ấy, năm nào cũng bị vạ miệng, nói toàn những điều để mọi người xỉ vả ngược lại mình... Chị ấy biết mặt mũi mình đẹp ra sao thì người khác cũng cần như thế. Chấm dứt quan hệ ngay lập tức. Khỏi nhìn mặt nhau cho nhanh”.


Còn rất nhiều vụ “nói xấu” đồng nghiệp khác từng chấn động một thời như Lâm Chi Khanh “xoáy xẩm” Long Nhật được tặng quà tiền tỷ, Tấn Beo chê Trấn Thành diễn hài dở, Phi thanh Vân tố Xuân Lan miệt thị, dìm hàng... Và dĩ nhiên, kết quả của những màn đấu khẩu là những màn tẩy chay, phớt lờ nhau trên sân khấu, thậm chí là bới móc chuyện không hay của nhau làm chủ đề bàn tán cho cư dân mạng.


Có thế mới thấy, nếu như ai cũng được bình tâm như Hà Anh thì sẽ chẳng có nhiều chủ đề để cư dân mạng “bàn ra tán vào” đến thế và những phi vụ “giật gân” cũng chẳng có cơ hội bị phanh phui trên mạng.

(0) Bình luận
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
    Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.
  • Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
    Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
  • Để lý luận phê bình sân khấu không còn thiếu và yếu
    Dù đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, thế nhưng đội ngũ lý luận phê bình (LLPB) sân khấu nước ta hiện nay vừa thiếu và yếu, vừa có dấu hiệu lệch hướng dẫn đến những hạn chế trong việc thúc đẩy sự phát triển đời sống sân khấu. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ LLPB sân khấu, qua đó cổ vũ sáng tác, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, góp phần xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, đó cũng chính là những băn khoăn, trăn trở của không ít người trong giới nghề. Dưới đây là một số những chia sẻ của các văn nghệ sĩ xoay quanh vấn đề này.
  • Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân
    Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với đất nước và các liệt sĩ đã hy sinh là nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Khúc hát ru huyền thoại” của Quang Thiên Phú (bút danh của thầy giáo Lê Khắc Dinh, Nghệ An) tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân người có công với dân, với nước, mang sắc thái biểu đạt rất riêng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Bị “xỉa xói”, “bới móc” sau lưng, Hà Anh đã làm thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO