Bát Tràng: Chuyện xưa chưa kể

arttime| 02/06/2022 09:06

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng có lịch sử lâu đời trên 500 tuổi và nổi tiếng bậc nhất ở nước ta, xưa kia thuộc tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Gia Lâm, Hà Nội, nằm ở tả ngạn sông Hồng.

TheoĐại Việt Sử ký Toàn thưcủa nhà sử học Lê Quý Đôn ghi rằng: Tên xã Bát, tức Bát Tràng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1352. Nhưng theo một nguồn sử liệu khác thì vào thời Lý (1010 – 1225), nhân dân xã Bồ Bát, tỉnh Ninh Bình đến lập nghiệp tại vùng đất này và đặt tên làng là Bát Tràng, vì nơi đây có đất sét trắng, nguồn nguyên liệu tốt để làm các sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa vùng đất này nằm cạnh sông Hồng rất thuận lợi cho việc lưu thông buôn bán, trao đổi hàng hóa.

Nói đến tinh hoa gốm sứ Bát Tràng, không thể không nhắc tới 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng đầu tiên đó là họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm ở làng Bồ Bát (huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, nay huyện Yên Mô, Ninh Bình), đã theo Đức vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, lập nghiệp. Họ đến phường Bạch Thổ, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, sang thời Nguyễn đổi thành tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tại đây họ quyết định mở lò gốm, vì nơi đây có nguồn đất sét trắng rất dồi dào, một nguyên liệu quý cho sản xuất gốm.

gom-bat-trang-xua-1646194656.jpg

Cũng vào thời Lý, có ba vị Thái học là Hứa Vĩnh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Trên đường trờ về nước, đến Thiều Châu (nay là Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão lớn, phải nghỉ lại. Tại đây có lò gốm nổi tiếng, ba vị đến thăm và học được một số kỹ thuật và làm được một số sản phẩm, đem về nước truyền bá cho dân làng làm nghề gốm. Trong đó Hứa Vĩnh Kiều truyền bá nghề cho Bát Tràng. Khi ba vị về nước, lấy các đồ gốm do tự tay các vị chế tác dâng lên vua xem. Nhà vua thấy sản phẩm rất đẹp, liền ban thưởng cho các vị sứ thần bốn chữ “Trung ai quán thế ” và phong danh “Khởi nghệ tiên triệt” cho ba vị.

Đến thế kỷ XV – XVI, chính sách của nhà Mạc rất cởi mở với ngành công thương, nên sản phẩm gốm Bát Tràng càng có điều kiện lưu thông rộng rãi. Gốm sứ Bát Tràng phát triển nhanh.

Sang thế kỷ XVI – XVII, nhiều nước Tây Âu giao thương với các nước phương Đông rất sôi động. Trước tình hình đó, nhà Minh chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài, làm cho việc xuất khẩu gốm Trung Quốc bị hạn chế, tạo điều kiện cho gốm Việt nói chung và Bát Tràng nói riêng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á, làm cho việc buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản tăng lên gấp bội, gốm Bát Tràng nhập cảng vào Nhật ngày càng nhiều. Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan mua nhiều đồ gốm Việt Nam trong đó có gốm Bát Tràng.

Cuối thế kỷ XVII – XVIII, triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Vì vậy, việc buôn bán đồ gốm của Bát Tràng bị giảm mạnh. Gốm sứ Trung Quốc chất lượng cao tràn sang Đông Nam Á ngày càng nhiều. Gốm sứ Bát Tràng không đủ sức cạnh tranh. Đồng thời Chính phủ Nhật Bản ban hành chính sách bảo vệ nguyên liệu quý, do đó nền kinh tế trong nước phát triển vượt bậc, không phải mua hàng hóa của nước ngoài, trong đó có đồ gốm.

Đến thế kỷ XVIII – XIX, các nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp, sản xuất nhiều mặt hàng mới, cần thị trường tiêu thụ. Trong lúc đó chính quyền Trịnh – Nguyễn thực thi chính sách hạn chế ngoại thương, đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại Việt Nam sa sút thậm tệ. Hàng gốm sứ Bát Tràng bị ứ đọng, sức sản xuất có phần giảm thiểu. Tuy vậy, với thị trường tiêu thụ trong nước khá lớn, nên Bát Tràng vẫn còn là một trung tâm sản xuất gốm của cả nước.

Gốm sứ Bát Tràng chủ yếu được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ nét tài hoa sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hơn nữa do nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm tốt và việc tạo dáng làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc dùng các loại men tự tạo theo kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm, nên gốm sứ Bát Tràng mang nét riêng, cốt đầy, chắc và nặng, lớp men trắng thường ngả ngà đục.

Quy trình làm đồ gốm trải qua nhiều khâu: chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, vẽ hoa văn, họa tiết, phủ men và nung sản phẩm. Kinh nghiệm của dân làng Bát Tràng là: “nhất xương, nhì da, thứ ba là dạc lò”. Người thợ gốm Bát Tràng cho rằng, sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ, trong đó có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được coi như là sự hanh thông của Ngũ hành, mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.

Điều quan trọng đầu tiên của quá trình sản xuất gốm là nguồn đất sét. Đất làng Bát Tràng là đất sét trắng một nguyên liệu quý, hiếm không phải nơi nào cũng có. Trong đất thường lẫn tạp chất, vì thế tùy theo yêu cầu từng loại gốm khác nhau mà có cách pha chế khác nhau để tạo sản phẩm phù hợp. Phương pháp xử lý đất theo truyền thống của Bát Tràng là ngâm nước trong hệ thống bể chứa gồm 4 bể có độ cao khác nhau. Sau khi đất đã được xử lý, người thợ bắt đầu tạo dáng bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, thợ gốm Bát Tràng dùng lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay.

Sau khi tạo dáng xong, người ta phơi khô sản phẩm mộc, nhưng không được bị nứt, không làm thay đổi hình dạng sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà người thợ Bát Tràng xưa sử dụng là hong khô hiện vật trên giá, nơi thoáng mát.

Khi sản phẩm đã khô, người thợ dùng bút lông vẽ trực tiếp lên nền mộc các hoa văn, họa tiết.

Sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ có thể mang nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp, sau đó mới đem tráng men. Thông thường thợ Bát Tràng chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên sản phẩm mộc hoàn chỉnh rồi đem nung.

Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như: phun men, dội men lên bề mặt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại sản phẩm nhỏ. Nhưng phần lớn là láng men ngoài sản phẩm gọi “kìm men” và khó hơn cả là “quay men” hay “đúc men”.

Khi sản phẩm mộc đã hoàn tất, thì việc đốt lò là khâu quyết định thành bại của mẻ gốm. Giờ đốt lò trở nên thiêng liêng, trọng đại đối với người thợ gốm. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc tăng dần nhiệt độ, cho đến đạt nhiệt độ cao nhất cần thiết và khi gốm đã chin, lại hạ nhiệt độ từ từ.

Lò nung có nhiều loại: lò ếch, lò đàn, lò bầu, lò hộp, trong đó lò ếch là loại phổ biến hơn cả. Lò này dài 7m, rộng nhất 3-4m, vòm lò cao 2m, cửa lò rộng 1,2m, cao 1m. Bên hông lò có một cửa ngách để dỡ sản phẩm. Lò có 3 ống khói cao 3-3,5m.

Gốm Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà nó còn có tiếng vang trên thế giới. Ngoài người thợ có bàn tay vàng, phương pháp nung khoa học, còn do nguyên liệu cao cấp, đất sét trắng và lại có nhiều loại men đẹp.

Gốm Bát Tràng có 5 loại men: men lam, men nâu, men trắng, men ngọc, men rạn. Trong đó men lam là loại men xuất hiện sớm nhất và  đặc sắc nhất. Men lam không để trần như các loại men khác mà bao giờ cũng được phủ bên ngoài một lớp men trắng bóng, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm, xanh đen.

Sản phẩm gốm cổ Bát Tràng được lưu giữ tại một số Viện Bảo tàng trên thế giới như Viện Bảo tàng Hoàng gia Bỉ, Viện Bảo tàng Guinet, Paris Pháp… Ông John S. Guy, một chuyên gia về gốm, làm việc tại Viện Bảo tàng Victoria Albert, London, Anh Quốc, đánh giá cao gốm Bát Tràng thời Lý – Trần và cho rằng gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói gốm Bát Tràng là niềm tự hào của người Việt Nam…

 Ngày nay với lò nung hiện đại (lò gas), tạo dáng nhiều mẫu mã phong phú bằng khuôn mẫu chế sẵn. Gốm Bát Tràng phát triển nhiều loại men đẹp đặc sắc, độc đáo đã khoác lên những sản phẩm gốm những nét đẹp mang dấu ấn Bát Tràng. Tạo nên thương hiệu gốm Bát Tràng, dòng gốm mỹ nghệ cao cấp, tinh xảo được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và các nước trong khối EU và được khách thập phương ưa chuộng.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Bát Tràng: Chuyện xưa chưa kể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO