Văn hóa – Di sản

Bảo tàng Di sản văn hóa Mường: Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Đình Thế 17/08/2023 16:00

Bảo tàng Di sản văn hóa Mường nằm tại tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình, đây là bảo tàng tư nhân thuộc chủ sở hữu của Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình xây dựng với mục đích lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.

56cbb5ddd0c3029d5bd2(1).jpg
Bảo tàng di sản văn hóa Mường

Được thành lập và mở cửa phục vụ du khách từ năm 2014. Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ hai ở tỉnh miền núi Hòa Bình và là bảo tàng tư nhân thứ 24 ở Việt Nam. Mặc dù không sử dụng ngân sách Nhà nước, nhưng bảo tàng di sản văn hóa Mường chứa đựng những bộ sưu tập lớn, lưu giữ tất cả những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Mường, là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khi đến Hòa Bình.

91a91365697bbb25e26a.jpg
5167056f7b71a92ff060.jpg

Bảo tàng Di sản văn hóa Mường được xây dựng với 6 ngôi nhà chính, ở vị trí cao ráo, tầm nhìn thoáng đãng, mỗi ngôi nhà sàn có công năng khác nhau, đáp ứng được đầy đủ các hoạt động trưng bày hiện vật, diễn xướng Mo Mường hay trình diễn chiêng Mường.

Từ khi thành lập đến nay, bảo tàng đã không ngừng được mở rộng, phát triển với tổng diện tích hơn 4.000 m². Mỗi nhà sàn trưng bày những bộ sưu tập hiện vật khác nhau và hiện nay có hơn 6.000 hiện vật các loại, được bố trí, sắp xếp trưng bày một cách khoa học, gắn với từng giai đoạn lịch sử của văn hóa Mường.

1e5cdbbea2a070fe29b1.jpg
Không gian tâm linh của nhà Lang Mường được tái hiện tại bảo tàng.

Bảo tàng là nơi sưu tầm, trưng bày các hiện vật cũng như tái hiện không gian văn hóa phản ánh rõ nét đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Mường với 4 khu nhà sàn đại diện cho 4 tầng lớp trong xã hội Mường xưa.

0096f6ba8da45ffa06b5.jpg
1f6564491857ca099346.jpg
ab1a693eed203f7e6631.jpg
Nhiều hiện vật được trưng bày tại bảo tàng vốn là vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày của nhà Lang như: lọ, bát đĩa, ấm chén bằng gốm sứ cao cấp...

Ngoài việc trưng bày các hiện vật phản ánh nếp sống sinh hoạt đặc trưng của dân tộc Mường như dụng cụ sản xuất, dụng cụ đánh bắt cá, trang phục truyền thống, các loại nhạc cụ… Bảo tàng còn sở hữu những cổ vật quý hiếm như trống đồng, chiêng, đồ gốm cổ có niên đại cách đây hàng ngàn năm. Đáng chú ý là bộ sưu tập chuyên đề về chiêng Mường gồm các loại cồng chiêng, dòng chiêng Mường với tổng số trên 100 chiếc, trong đó có chiêng cổ đường kính 70cm, đồng thời trưng bày hàng ngàn cổ vật của Lang Mường xưa.

cf736d64ee7a3c24656b.jpg
Bộ sưu tập chiêng Mường quý hiếm được trưng bày tại Bảo tàng
0a2bcb464a589806c149.jpg

Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình - Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường cho biết: Bảo tàng ngoài mục đích thu hút khách thăm quan, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đặc biệt là khách quốc tế người ta rất thích đến bảo tàng. Vì đây nó là lịch sử, tiếng nói của lịch sử, tiếng nói các từ hơ, từ xưa các thế hệ. Đây là nhân chứng sống khi người ta muốn tìm hiểu thì người ta đến với bảo tàng, tìm hiểu về người Mường, về nguồn gốc, lịch sử, văn hóa đều đến bảo tàng thăm quan, xem, nghiên cứu tìm hiều…

484195ad0eb3dced85a2.jpg
Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình hướng dẫn phụ nữ dân tộc Mường (xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) đánh chiêng.

Không gian bảo tàng mang đến cho du khách có thêm những cảm nhận sâu sắc về đời sống tinh thần, phong tục tập quán, kinh tế - xã hội, văn hóa đặc trưng của người Mường qua nhiều thế kỷ. Du khách đến đây không chỉ tham quan không gian văn hóa mà còn được cảm nhận, được hòa mình vào cuộc sống của người Mường…

7befbaf3c2ed10b349fc.jpg
452c6c11eb0f3951601e.jpg
Dụng cụ sản xuất và bếp  của người Mường.
img_9050-min.jpg
Từ ngày 14-16/8, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội  đã tổ chức cho các phóng viên cơ quan báo chí Thủ đô đi thực tế tại Bảo tàng Di sản văn hóa Mường. Đoàn công tác do đồng chí Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Nội làm trưởng đoàn.
Bài liên quan
  • Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa khu phố cổ Hà Nội
    Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô; là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước; phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa phố cổ… là niềm vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình, Bắc Ninh
    Sân bay Gia Bình dự kiến hoàn thành vào dịp chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Đây là sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân CAND Việt Nam.
  • Khai mạc Giải bóng rổ 5x5 Hà Nội mở rộng năm 2024
    Tối 9/12, tại Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Bóng rổ thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Giải Vô địch Bóng rổ 5x5 Hà Nội Mở rộng 2024. Sự kiện thường niên có quy mô lớn, quy tụ các đội bóng xuất sắc và khẳng định niềm tự hào của cộng đồng bóng rổ Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Di sản văn hóa Mường: Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO