Bánh ngọt quê nhà

Hoàng Khánh Duy| 13/11/2017 15:31

Ấu thơ của tôi là những mùa kẹo ngon bánh ngọt. Mẹ nuôi tôi bằng bát cơm đầy dẻo thơm, bà nuôi tôi bằng vị bánh quê đơn sơ mà đậm đà tình nghĩa. Ngày ấy bình yên như chim trời, vui thì chạy nhảy nói cười, buồn lại về nhà úp mặt vào lưng bà nũng nịu để chiều bà lại lom khom sau bếp làm một món bánh nào đó cho dịu lòng trẻ thơ.

Tôi cứ mãi nhớ vòng quay đều của chiếc cối đá xay bột nằm tư lự dưới gốc mít sau vườn. Chiếc cối ấy không biết có từ bao giờ, còn tôi thì biết nó từ khi tôi bắt đầu biết mình. Mỗi dịp tết đến hay cúng giỗ, hàng xóm đến nhờ bà chiếc cối đá rồi ôm thúng gạo nếp ra đó vừa xay, vừa rôm rả nói cười. Gió trời lồng lộng, không gian lặng vắng chỉ có âm thanh lá khô xác xao rơi, tiếng hai mặt cối đá cọ vào nhau lạo xạo làm nhuyễn hết mớ gạo nếp đã ngâm sẵn từ hôm trước để lại những dòng bột mềm mịn, trắng tinh, thoang thoảng hương lúa nếp cuối mùa.

Bánh ngọt quê nhà
Nhớ biết bao những trưa hè lộng gió. Con đường quanh co rợp bóng cây mát rượi tâm hồn. Tôi xách rổ đi hái lá mơ thơm về giã nhuyễn cho bà làm bánh. Thương lắm bà tôi, bờ lưng cong cong, bàn tay gầy gò trổ đầy những nốt đồi mồi run rẩy xay gạo trộn với lá mơ tạo thành một thứ bột đen sì, thơm phức. Bà khéo léo nắn bột thành những phiến dài to bằng bàn tay rồi hấp chúng trong nồi nước sôi reo sùng sục trên bếp. Tôi ngồi chăm chú nhìn bà, chốc chốc lại lấy tay quệt một nhúm bột rồi bôi lên bàn tay của bà để rồi bà lại mắng tôi bằng một câu yêu thương dí dỏm. Đến chừng bánh chín, miếng bánh lá mơ bột nếp trong vắt sực nức mùi gạo thơm lẫn mùi lá mơ dại non mơn mởn, bà khéo léo xếp bánh ra đĩa, chan một lượt nước cốt dừa béo ngậy với đậu phộng rang giòn. Cắn một miếng mà nghe sừn sựt ở đầu lưỡi. Vị thanh của bột, vị béo ngọt của nước cốt dừa khiến lòng tôi xuyến xao khó tả.
Bánh quê nhà thì nhiều lắm! Toàn những thứ bánh dân gian được làm từ nguyên liệu dễ tìm, trên đồng hay trong khu vườn nằm nghe mưa nắng. Chỉ mất một buổi là có ngay món bánh thơm nóng hôi hổi ăn vào miệng, vừa ngon vừa bổ, vừa thanh sạch như chính những thức quà quê mỗi dịp gửi về thành phố. Bà tôi thuộc nằm lòng những công thức làm bánh từ đơn giản đến phức tạp. Ngày còn trẻ bà cũng làm bánh rồi gánh đi rong xóm bán buôn, ngoài bãi chợ hay trước cổng trường mỗi lúc học sinh tan học. Tiếng rao ấy đọng mãi vào lòng tôi từ thuở thiếu thời cho đến lúc trưởng thành, cho đến khi tôi rời xa mái nhà tranh yêu thương để về nơi phố thị. Bánh chuối hấp ngọt tận ruột gan, bánh đúc sền sệt thơm mùi lá dứa, bánh ú lá tre nếp dẻo hay bánh tét nhân mỡ thơm lừng mỗi dịp xuân về Tết đến. Bánh của bà làm ngon mà không cần đến bất cứ một chất hóa học nào, bởi thế lũ trẻ con trong xóm rất thích. Khoái chí hơn khi lần nào chúng đến mua bánh cũng được bà tôi… cho thêm. Hàng bánh ấy, bà nuôi tôi trọn những tháng năm đầu đời. Sáng bà gánh hàng đi bán, đêm về tần tảo bên ngọn đèn dầu vừa làm bánh vừa kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích năm nào. 

Cuối thu, tôi trở về quê nội. Con đường quen, xóm làng thân thuộc. Dòng sông xanh uốn lượn muôn đời. Nhà tranh liêu xiêu nép mình dưới hàng dừa thăm thẳm. Bà ra trước nhà, tóc bạc lưng còng ngóng vọng đứa cháu xa về thăm bà sau những tháng ngày lênh đênh đất phố, bận rộn với chuyện công việc, học hành. Bây giờ bà không còn ngồi hàng giờ xay bột, gói bánh được nữa, căn bệnh tim khiến sức khỏe bà tôi ngày một yếu hơn. Cối đá nằm lặng thinh buồn, phủ xanh một màu rêu gió. Nhớ lắm vị bánh ngọt năm nào. Nhớ sao dáng bà nhọc nhằn bên bếp lửa khói bay lơ đãng sương chiều. Nhớ quá tuổi thơ ơi, quê nghèo đơn sơ, bình dị mà thanh yên như mây gió.

Tôi nghe có tiếng gọi quê hương sâu thẳm trong lòng… 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Hà Nội sẽ tăng tỷ lệ đỗ lớp 10 công lập năm học 2025-2026
    Chiều 8/4, tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025-2026, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang hoàn thành quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026, dự kiến 64% học sinh vào lớp 10 công lập.
  • Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề “Bắc Kạn lung linh sắc màu”
    Lễ hội Carnaval đường phố “Bắc Kạn lung linh sắc màu” chính thức khai mạc vào 20 giờ tối 8/4. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025 và chào mừng 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Bánh ngọt quê nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO