Âm nhạc

“Bản giao hưởng hòa bình” khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến

Việt Thương 22/10/2024 23:21

Đây là chương trình kỷ niệm 25 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình,” cũng là điểm nhấn khép lại chuỗi các hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

230702_3.png
“Bản giao hưởng hòa bình” khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến (ảnh: hanoionline.vn)

Tối 22/10, chương trình chính luận nghệ thuật “Bản giao hưởng hòa bình 2024” có chủ đề “70 mùa thu vang khúc khải hoàn” đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Trang Trần, Lê Xuân Hảo, Trường Linh...

Đây là chương trình kỷ niệm 25 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình,” cũng là điểm nhấn khép lại chuỗi các hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Theo đó, “Bản giao hưởng hòa bình 2024” gợi lại cho khán giả những ký ức về Hà Nội của một thời gian khó nhưng vẫn ngập tràn hạnh phúc bởi những điều mộc mạc, giản dị.

Những xúc cảm ấy đã được các nghệ sỹ thể hiện thông qua những ca khúc quen thuộc như: “Chiều quê hương,” “Quê hương,” “Tình yêu của biển,” “Thuyền và biển”…

230701_9.png
Khán giả được chìm đắm trong không gian âm nhạc với những ca khúc thể hiện tình yêu đất nước, vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội (ảnh: hanoionline.vn)

Đạo diễn Ngô Thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội còn khéo léo lồng ghép những phóng sự ngắn về nữ sỹ Xuân Quỳnh cùng bài thơ “Thuyền và biển.” Đây là điểm nhấn đặc biệt trong chương trình, không chỉ giúp khán giả hiểu hơn về tác phẩm mà còn gợi lại những ký ức đầy tự hào về gia đình Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ trong lòng người yêu nghệ thuật.

Bản giao hưởng hòa bình 2024 với chủ đề “70 mùa thu vang mãi khúc khải hoàn” đã mang đến cho khán giả không gian âm nhạc vừa sang trọng vừa đầy ắp cảm xúc, gợi lại trong mỗi người ký ức riêng về Hà Nội, đồng thời khơi dậy tình yêu và niềm tự hào về Thủ đô ngàn năm văn hiến./.

Bài liên quan
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản quyền sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong phát triển công nghiệp văn hóa?
    Nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà sáng tạo bỏ nhiều công sức tạo ra tác phẩm, sản phẩm, nhưng ngay chỉ hôm trước hôm sau, tác phẩm đã bị “đạo”, “nhái”, hoặc khai thác trên các nền tảng khác mà không được phép... Nghệ sĩ, nhệ nhân, nhà sáng tạo liệu có thể tự bảo vệ mình trước tình trạng này?
  • Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khơi dậy tình yêu lịch sử qua trải nghiệm tour di sản sáng tạo
    Qua 4 mùa tổ chức, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (từ 9 - 17/11) thí điểm thêm những lựa chọn hình thức trải nghiệm theo tour di sản sáng tạo, giúp nhân dân khám phá và tiếp cận những công trình di sản theo cách vừa mới lạ vừa gần gũi hơn, từ đó khuyến khích nhân dân biến những vốn di sản tinh hoa của thành phố này thành vốn tri thức và sáng tạo của chính mình và cộng đồng.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Những hoạt động, dịch vụ hấp dẫn tại Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend
    Trong khuôn khổ “Mùa Đông xứ Huế” của Festival Huế sẽ diễn ra “Tuần du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend” từ ngày 22 - 24/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (số 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế).
  • Đại học Huế trên đường phát triển thành Đại học Quốc gia
    Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay đang triển khai thực hiện Đề án phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
“Bản giao hưởng hòa bình” khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO