Âm nhạc

Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật

Hương Giang 17:57 20/10/2024

Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.

Đêm nhạc “Huế Symphony - Bản giao hưởng Cố Đô” bao gồm 4 phần là “Cuộc hội ngộ giữa Đông và Tây”, “Huế và Trịnh”, “Khúc Hào Hùng Bình Trị Thiên” và “Bản Giao Hưởng Cố Đô” do Bamboo Artists Agency tổ chức diễn ra trong hai đêm 19 và 20/10 tại Nhà Hát Sông Hương (TP Huế) với kinh phí đầu tư lên đến 3 tỷ đồng. Đặc biệt, phần “Huế và Trịnh” là những tuyệt phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người con tài hoa của xứ Huế.

0a907686.jpg
“Nàng thơ” Akari Nakatani trong phim "Em và Trịnh" trình diễn hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật tại đêm nhạc “Huế Symphony - Bản giao hưởng Cố Đô”.

Trong đêm nhạc “Huế Symphony - Bản giao hưởng Cố Đô” diễn ra tại Nhà hát Sông Hương (TP Huế) ngày 19/10 có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam tham biểu diễn với cuộc đối thoại âm nhạc độc đáo giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại của những điệu Huế, nhã nhạc và các tác phẩm Trịnh Công Sơn. Đáng chú ý, “Nàng thơ” Nhật Bản Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” đã làm cho khán giả ở Nhà hát Sông Hương chìm đắm trong thế giới nhạc Trịnh đầy thi vị với tuyệt phẩm “Diễm Xưa” trình bày bằng tiếng Nhật, tạo nên một phiên bản “Diễm Xưa” mới vô cùng độc đáo.

Video “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật.
0a907676(1).jpg
Phiên bản "Diễm Xưa" bằng tiếng Nhật độc đáo và mới.
z5948377498073_f8f87ff6b8aae07cded521c865129b04.jpg
Khán giả tại Nhà hát Sông Hương chìm đắm trong ca khúc "Diễm Xưa" của Akari Nakatani.

Ngoài ra, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn xuất hiện cùng ca khúc “Hạ Trắng” và làm khán giả lặng người xúc động trong tiếng kèn. Trong đêm nhạc, giọng hát trong trẻo của Ngọc Khuê với ca khúc “Biết Đâu Nguồn Cội”, Đức Tuấn với bài “Gọi Tên Bốn Mùa’ và ‘Đóa Hoa Vô Thường”.

Video nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn thể hiện ca khúc “Hạ Trắng”.
0a907794(1).jpg
Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn thể hiện ca khúc “Hạ Trắng”.
0a907757.jpg
Khán giả lặng người xúc động trong tiếng saxophone của Trần Mạnh Tuấn.

“Huế Symphony - Bản giao hưởng Cố Đô” một hành trình âm nhạc đầy cảm xúc, kết nối quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp tài tình giữa âm nhạc cung đình Huế, dân ca và nhạc giao hưởng phương Tây đã tạo nên một bức tranh âm nhạc đa sắc màu, phản ánh đúng tinh thần và bản sắc của TP Huế - nơi giao thoa giữa văn hóa cổ kính và nhịp sống hiện đại.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Đêm đại nhạc hội 'FPS 2024 - Time Capsule' của tân sinh viên trường Báo
    Đêm đại nhạc hội “FPS 2024 - Time Capsule” đã mở ra “thế giới” nghệ thuật đầy mãn nhãn, đánh dấu kỷ niệm "30 năm thành lập khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền".
  • NSƯT Tố Nga hát về quê hương với ca khúc mới của Ngọc Lê Ninh
    Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.
  • Đêm hòa nhạc kỷ niệm 30 năm tình hữu nghị Việt Nam-Peru
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tối 23/10 tại Hà Nội, Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc “Q' pop & Quechua Concert” thu hút đông đảo người dân Thủ đô cùng bạn bè quốc tế tới tham dự.
  • “Bản giao hưởng hòa bình” khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
    Đây là chương trình kỷ niệm 25 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình,” cũng là điểm nhấn khép lại chuỗi các hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO