Sáng tác mới

Bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung"

Nguyễn Bình Minh 24/07/2024 20:13

Lời tòa soạn: Tác giả Nguyễn Bình Minh đã nghiên cứu rất nhiều tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đêm 19/7, ngay sau khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần và đọc tiểu sử của Tổng Bí thư trên báo Chính phủ, tác giả đã viết một bài thơ theo thể thơ lục bát để tưởng nhớ, tri ân cuộc đời, sự nghiệp của Tổng Bí thư. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung" của tác giả Nguyễn Bình Minh. Bài thơ được tác giả viết ngay trong đêm 19/7, rạng sáng ngày 20/7.

img_7053.jpeg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Chiều tháng bảy gió lay lay

Nghe tin Bác Trọng chân mây cuối trời

Hai hàng nước mắt tuôn rơi

Nghe tin Bác mất, rã rời phương xa...

***

Năm bảy (1957) cho đến sáu ba (1963)

Bác từng học tại cấp ba Gia Thiều

Sinh viên Bác vốn rất yêu

Khoa văn tổng hợp bấy nhiêu tuyệt vời

Sáu ba - sáu bảy, người ơi

Cử nhân đèn sách, Bác rời trường xưa

Tạp chí Học tập chân đưa

Người con Đông Hội mới vừa bén duyên

Mối duyên hai tám năm liền

Tạp chí Cộng sản bút nghiên biên bài

Rồi đi thực tế Thanh Oai

Nghiên cứu kinh tế miệt mài tháng năm

Bảy ba bảy sáu xa xăm

Trường Đảng Ái Quốc, Bác chăm học hành

Nghiên cứu sinh đã hoàn thành

Luận án tiến sĩ rõ ràng tám ba

Tám tám – chín sáu Bác xa

Tạp chí Cộng sản mấy đà thanh xuân

Con tạo chẳng thể xoay vần

Con đường chính khách Bác mần công tâm

Đêm thâu khắc lậu canh tàn

Đường nan không mỏi, sức tràn trề thay

Thành uỷ Hà Nội nhớ ngày

Phó Bí thư Trọng mới, hay, về làm

Bí thư Thành uỷ, Bác kham

Thủ đô nhớ rõ những năm hai ngàn

Lê sáu, Bác mới chuyển sang

Chủ tịch Quốc hội mãi vang lời thề

Vì dân vì nước chẳng nề

Đạn đường, cám dỗ, chẳng hề vướng thân

Nhân dân tín nhiệm muôn phần

Bác là đại biểu của dân, rõ rồi

Cả nước còn nhớ bồi hồi

Nhất hô bá ứng núi đồi rền vang

Hai không một một (2011) rộn ràng

Đảng ta Đại hội, ngõ làng đều hay

Tổng Bí thư ắt ra tay

Diệt trừ địch hoạ lung lay cơ đồ

Ba kỳ liên tiếp hò dô

Chỉnh Đảng trong sạch, sóng xô nhiều người

Nhớ lắm thay, ngày tháng mười

Của năm mười tám, người người sướng mong

Bác Chủ tịch nước một lòng

Gánh vác nội ngoại, ngoài trong an bình

Hai ngàn hai mốt chắc đinh

Bác thôi Chủ tịch nước mình, nhớ không?

Hai vai gánh vác núi sông

Bác hoài trăn trở, chất chồng nỗi lo

Sao cho dân tộc cơ đồ

Thành nước phát triển nơi mô cũng giàu

Từ Hà Giang đến Cà Mau

Dọc dài đất nước sạch lau bóng nghèo

Một đời nào sợ gieo neo

Chí tình, chí nghĩa mãi reo tên người

***

Nghe tin Bác mất, rã rời

Lau dòng nước mắt, sáng ngời véo von

Người cộng sản mài sắt son

Lý tưởng cao đẹp không mòn, vươn xa

Đất trời rộng, Việt Nam ta

Khắc sâu hình bóng, nở hoa muôn đời./.

Nguyễn Bình Minh, Phó Trưởng Khoa Lý luận cơ sở, trường Chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bài liên quan
  • Chùm thơ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Chính học vấn chuyên sâu về văn học cùng vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa nên ông vô cùng trân quý các văn nghệ sĩ. Trong các bài viết, bài phát biểu, gặp mặt trò chuyện… Tổng Bí thư đã có những đánh giá vô cùng sâu sắc, đồng thời có những chỉ đạo quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với văn học nghệ thuật và lực lượng văn nghệ sĩ. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày
(0) Bình luận
  • Làng ta vào hội mùa xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Làng ta vào hội mùa xuân của tác giả Minh Phúc.
  • Bài thơ "Vang mãi bản hùng ca - Đảng bộ ta Bốn tốt"
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ của tác giả Mai Ngọc Bích viết tham gia cuộc thi "Vang mãi bản hùng ca - Đảng bộ ta bốn tốt" do Đảng bộ Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát động, nhằm tuyên truyền Học tập Nghị quyết 21-NQ/TW và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
  • Hà Nội trong tôi
    Trong những ngày mùa thu tháng Mười lịch sử, người dân mọi miền Tổ quốc hướng về Hà Nội - trái tim của cả nước để cùng nhìn lại khí thế hào hùng của quân và dân Thủ đô những ngày tiếp quản 70 năm về trước. Hà Nội - nơi mỗi góc phố, mỗi con đường đều có chỗ đứng riêng trong lòng mỗi người, dễ làm người ta mê đắm khi đặt chân đến, bịn rịn nhớ nhung khi rời xa. Dịp này, Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu đến quý độc giả một sáng tác mới của nhà thơ Nguyễn Xuân Việt, được viết trong xúc cảm trào dâng c
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến độc giả chùm thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện được viết trong những ngày cả nước cùng chung tay, góp sức chống chọi với cơn bão số 3.
  • Truyện ký Hương biển
    Đề tài biên giới, biển đảo quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Các tác phẩm viết về chủ đề này thuộc nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác nhau từ văn học đến điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc... đều thấm đẫm lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu tới độc giả sáng tác mới về chủ đề biển đảo thuộc loại hình văn học, một truyện ký được ghi chép lại ngay sau chuyến đi Trường Sa của tác giả.
  • Chùm 2 bài thơ: "Cho anh về quê em" và "Hoàng hôn quê mẹ" của tác giả Nguyễn Thanh Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm 2 bài thơ của tác giả Nguyễn Thanh Thiện.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Bài thơ "Tưởng nhớ Tổng Bí thư – Người Cộng sản kiên trung"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO