Emagzine

Bài 3: Nhà văn Trần Chiến: “Rễ sâu, cành khỏe thì không sợ gió to”

Phương Anh 18/05/2023 15:41

Nhà văn Trần Chiến là người phố “Hàng”. Lịch sử gia đình cũng lại gắn bó sâu đậm với thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội. Nhưng đời lính, đời báo, đời văn đã dẫn bước chân ông đi nhiều vùng đất. Có thể từ đó mà ông có “cái nhìn về” Hà Nội một cách thấu hiểu, tỉnh táo, dí dỏm hơn. Câu chuyện về căn cước văn hoá đô thị Hà Nội qua cuộc trò chuyện với nhà văn Trần Chiến dưới đây hy vọng mang đến cho độc giả một góc nhìn gần gũi hơn về vấn đề này.

bia-ky-3-_2_.jpg

PV: Là người trải nghiệm bầu không khí Hà Nội gần như suốt cuộc đời, cho đến nay, ông có nghĩ Hà Nội tự thân nó đã có một “căn cước văn hóa” do vị thế địa lịch sử của vùng đất này?

Nhà văn Trần Chiến: Nói địa lịch sử thì phải tính cả giai đoạn Thăng Long, và khoanh lại quanh sông Hồng. Vùng đô thị này có cái lạ là cứ “vứt” cái gì vào nó cũng “tiêu hóa” hết, nhào trộn ra cái riêng của mình. “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện, Nghệ Quỳnh Đôi” cùng bao “mỏ” người tài nữa, nếu cứ chỉ ở làng thì chả mọc mũi sủi tăm được. Nhưng Hà Nội cũng chả thể “tự thân”. Phải được cung cấp “quặng” từ các quê mới nhào nặn nên phẩm chất mới. Thế hệ đầu thường lo lập nghiệp, tồn tại, an ổn rồi mới tinh tế, sành sỏi. Từ chỗ mặc váy chạy xe ga sành điệu “ai cũng ngoái lại” đến biết ăn ngon, nói năng mềm mại là khoảng cách không nhỏ. Quá trình thay đổi này diễn ra rất thú vị và phức tạp, như “dân gốc” lâu lắm anh lười thay đổi…

white-and-red-modern-logistic-and-transport-poster_page-0001-1-.jpg

PV: Cái quá trình “thú vị” và “phức tạp” này hẳn phải để lại cho ông những ấn tượng sâu đậm về “nếp sống Hà Nội” từ gia đình. Nếp sống đó có tạo nên sự “khác biệt” trong quá trình trưởng thành của ông?

1434357070-211942-10.jpg

Nhà văn Trần Chiến: Gia đình tôi có cấu trúc “Con anh con em…”, tôi là “con chúng ta”. Tôi thấy may mắn khi mình là… con của mẹ. Mẹ tôi có chút Nho giáo, tiêu hoang, hay đãi khách. Nhiều món ăn, câu nói ngấm vào tôi từ những bữa “tiệc” thời tem phiếu khó khăn, lại cả những “đoạn” im lặng không ai nói gì. Tôi lại nhát, không biết đánh nhau, sau này tránh tranh luận, được thua chả quan tâm quá, nhiều người Hà Nội thế chăng… Sau sống quân ngũ thì phải thích nghi, từ chuyện ăn cho nhanh, ít cãi a trưởng…, nhưng đầu óc lắm khi để đâu đâu. Thích thể thao nhưng ngán thể dục sáng theo còi kẻng, sợ tập đội ngũ đi đều nghiêm nghỉ. “Bản ngã cá thể” phản ứng chăng? Nhưng cái thời binh nhất ấy cho mình sống khỏe mạnh, dễ thích nghi, và lì lợm bảo vệ cái bên trong. Gia đình, làng, họ tộc là những di sản truyền thống đang phai dần khi cá thể được đề cao. Cái này chả tránh được, nhưng có gia đình (không phải chỉ ở đạo đức, học vấn – những mặt bố mẹ có ý thức giáo dục hẳn hoi), con người mới có bản sắc, cá tính. Đời có anh hoang phí anh hà tiện là vậy.

ky-3-nha-van-tran-chien-8-.jpg

PV: Vâng, nếp sống là một phần to lớn và quan trọng của văn hóa và chịu những tác động mạnh mẽ của các yếu tố đương đại. Những chuyện nói năng, ăn uống, đi lại, ứng xử... của người Hà Nội hôm nay đã có nhiều đổi khác. Với góc nhìn của một nhà văn, ông quan tâm tới khía cạnh nào trong sự thay đổi này?

2-1380633712.jpg

Nhà văn Trần Chiến: Trong ứng xử thường ngày, người ta đang giải phóng cho nhau nhiều ràng buộc. Cỗ cưới ít bị gắp. Bữa trưa công sở theo lối “campuchia” hoặc “lệ quyên”, ăn gì uống bao nhiêu tự trả, không lo trưa sau phải mời lại. Nhiều làng quê dễ sống mà thanh niên cứ rủ nhau đi, vì nhịp sống chậm, ngần nấy câu cứ kể đi kể lại mãi… Nhưng lại có quan sát khác. Đời công chức hay trì trệ, gây mệt mỏi, kêu ca nhiều nhưng lại có vẻ ổn định, nhất là khi đã vào biên chế. Sang tư nhân, không yên phận mình làm thuê người ta là chủ thì chả ít nghiệt ngã.

Nhưng lại có quan sát khác. Đời công chức hay trì trệ, gây mệt mỏi, kêu ca nhiều nhưng lại có vẻ ổn định, nhất là khi đã vào biên chế. Sang tư nhân, không yên phận mình làm thuê người ta là chủ thì chả ít nghiệt ngã.

PV: Gia đình – tế bào xã hội là nơi hình thành và cũng chịu nhiều áp lực thay đổi về nếp sống. Ông thấy những giá trị nào của văn hóa gia đình Hà Nội vẫn có ý nghĩa tạo dựng “cá tính văn hóa” hay “căn cước văn hóa” cho Hà Nội?

Nhà văn Trần Chiến: Nhiều người và cả tôi thấy rằng danh hiệu “Gia đình văn hóa” hiện nay dường như mới chỉ hình thức. Văn hóa là không thấy to tiếng, ra đường chào hỏi, đóng đủ các khoản tổ dân phố đi vận động chắc? Nhưng nếp nhà, gia phong vẫn tồn tại dưới từng mái ấm hoặc lạnh. Bố mẹ hay đọc sách, nghỉ ngơi ngoài thiên nhiên, bữa cơm tắt tivi, đóng cửa cãi nhau… đều ảnh hưởng đến con. Và ngược lại. Thời gian sống ở nhà nhiều lắm. Chật chội, vài thế hệ thì càng phải nhịn nhường, thói quen đạo đức lâu dần thành văn hóa, tuy không “hiện đại” nhưng nhiều người vẫn giữ là có lý do cả.

ky-3-nha-van-tran-chien-10-.jpg

PV: Rồi còn “Gia đình liên hợp quốc” (cha, mẹ mang quốc tịch khác nhau), “gia đình dịch chuyển” (trẻ sinh ra, lớn lên, trưởng thành ở nhiều quốc gia)… Sự hội nhập tất yếu này sẽ góp phần làm giàu cho văn hoá Thủ đô?

Nhà văn Trần Chiến: Tương tự, tôi thấy còn chữ “công dân quốc tế” nữa. Làm giàu lên hay nghèo đi thì nó vẫn diễn ra và tùy vị trí người nếm trải. Nếu anh chỉ đứng ngoài quan sát đơn thuần thì thú vị. Gia đình nhiều bản sắc thì thành phố hiện đại, tiếp cận thế giới hơn, mà chủ yếu theo hướng Âu Mỹ. Trăm năm trước, khi kỳ thi Nho học bãi bỏ, khóa sinh cuống cuồng theo tiểu học Pháp – Việt, có thế mới tiến thân được. Xáo trộn vô cùng, rồi người ta an ổn đo đếm với “mét”, “ki lô gam”, thưởng thức văn chương Tự lực, hiện thực, nhạc phòng trà. Một nhịp sống “Tây” hẳn so với thời cụ đồ trọng chữ “Nhàn”.

ky-3-nha-van-tran-chien-_15_.jpg

Nhưng đoạn bây giờ, diễn biến trong gia đình chả đơn giản thế. Về lý tính ta dễ tiếp nhận rằng thị dân là phải độc lập, tự do trong lựa chọn của mình và chịu trách nhiệm lấy các hệ quả. Nhưng cụ thể thì nó động vào cái nền nếp đấy. Nhiều bố mẹ hối hả “tị nạn giáo dục”, cho con du học thật sớm để rồi khi nó trở về thấy thật khó nói chuyện. Rồi con, xác định cá thể độc lập của mình nhưng ỷ lại, không tự lo thân.

PV: Vâng, những điều ngổn ngang ấy vẫn cứ phải tiếp diễn. Và nhìn rộng hơn, tiếp biến văn hóa với một vùng đất “hội tụ” như Thăng Long - Hà Nội dường như là tất yếu. Có những cái cũ sẽ đi qua hoặc được tái tạo, rồi cái mới sẽ nảy sinh và được sáng tạo trên nền truyền thống. Các lễ hội, sự kiện văn hóa… là một ví dụ?

Nhà văn Trần Chiến: Lễ hội, sự kiện văn hóa tất nhiên là cần rồi, không có nó đời buồn tẻ tù đọng. Có những điều ta sẽ biết, con người thú vị gặp được ở đây. Đến xóm trọ tháng tháng làm sinh nhật, các cô kêu “viêm màng túi” vẫn sắm áo quần mà đi nữa là. Nhu cầu rất lớn này ở làng không thể thỏa mãn. Phố phường nó vui lắm ta không đua rất phí...

ky-3-nha-van-tran-chien-12-.jpg

Vì sao cá nhân, họ tộc, vùng quê, doanh nghiệp… người ta chịu bỏ tiền làm sự kiện văn hóa? Nhiều danh nhân, danh tác, danh thắng được tạo ra lắm, không tỉnh táo khéo nhận nhầm. Lại có xu hướng muốn truyền thống phải thích nghi theo tâm thức mới. Làng Ném Thượng Bắc Ninh có hội chém lợn để tưởng nhớ ông Đoàn Thượng giết lợn nuôi quân. Có nhà báo đưa lên với những “định hướng” rằng nó “dã man”, “ác” mà chả kể, hoặc nhắc rất ít đến cái hay, ý nghĩa sâu xa. Rồi một số báo chí ùa vào, lên án còn sắc sảo đanh thép hơn, mà chắc chắn có người chả lên dự. Dân Ném Thượng cả nghìn năm qua thấy thiêng liêng, vui thích mới cử hội đầu xuân chứ. Gia đình được chọn nuôi rồi hiến “Ông Ỉn” cho làng là danh giá lắm. Khổ thân, bị “công luận” ùa vào, làng đâm “chột”, phải quây màn hành lễ chém, dân thấy như chả phải của mình.

PV: Tính chất tiếp thu của văn hóa Việt Nam cũng như Hà Nội đã được các nhà nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên, để tiếp thu nào cũng cần bộ lọc tốt, ông có nghĩ như vậy?

Nhà văn Trần Chiến: Câu hỏi “to” quá. Tôi chỉ hình dung được rễ sâu, cành lá khỏe mạnh thì không sợ gió to./.

ky-3-nha-van-tran-chien-13-.jpg

Chân thành cảm ơn nhà văn Trần Chiến!

Tác giả: Hải Giang

Thiết kế: Phương Anh

18/05/2023 15:41

Bài liên quan
  • Bài 2: Nhịp sống văn hóa người Hà Nội hôm nay
    Mang lịch sử hàng nghìn năm, văn hóa “người Tràng An”, “chất Hà Nội” có được bấy lâu nay là sự tinh lọc của các thế hệ bao đời đã sinh sống tại đây. Trước cuộc đổ bộ của làn sóng “toàn cầu hóa”, “thế giới phẳng” với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, internet, văn hóa Người Hà Nội đứng trước nhiều thử thách để không bị loãng đi trong dòng chảy đó.
(0) Bình luận
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Nhà văn Trần Chiến: “Rễ sâu, cành khỏe thì không sợ gió to”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO