Emagzine

Bài 2: Nhịp sống văn hóa người Hà Nội hôm nay

Phương Anh (t/h) 11/05/2023 14:51

Mang lịch sử hàng nghìn năm, văn hóa “người Tràng An”, “chất Hà Nội” có được bấy lâu nay là sự tinh lọc của các thế hệ bao đời đã sinh sống tại đây. Trước cuộc đổ bộ của làn sóng “toàn cầu hóa”, “thế giới phẳng” với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, internet, văn hóa Người Hà Nội đứng trước nhiều thử thách để không bị loãng đi trong dòng chảy đó.

bia-ky-2-_1_.jpg
0001.jpg

Cho đến nay, khái niệm “người Hà Nội”, “chất Hà Nội” vẫn gây nhiều tranh cãi. Có người nói, ai có hộ khẩu Hà Nội thì đó chính là “người Hà Nội”. Lại có quan điểm cho rằng, chỉ cần sinh ra tại Hà Nội thì đó là “người Hà Nội”. Rồi có cả những tranh cãi về chuyện ai có lý lịch ba đời ở Hà Nội thì mới được gọi là “người Hà Nội”. Hoặc chỉ cần là người phố cổ, người có đóng góp nổi bật cho Hà Nội thì chắc chắn là “người Hà Nội”...

0002.jpg

Lịch sử nước ta trải qua các triều đại từ Đinh, Tiền Lê đến thời Lý Thái Tổ bắt đầu đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) rồi Trần, Lê sơ, Mạc, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn… cho tới nay thì đã có khoảng 800 năm Thăng Long được chọn làm kinh đô. Quê hương của nhà Lý là ở Bắc Ninh, nhà Trần có nguyên quán ở Nam Định, nguồn gốc của nhà Lê và Trịnh hay Hồ đều ở Thanh Hóa… Để có được “người Tràng An” - xứ kinh kỳ là nhờ lịch sử các triều đại này cùng các thế hệ đã sống ở nơi đây mà nên. Liệu có thể nói rằng, thế hệ sau của các triều đại này không phải là người Thăng Long, không phải là người Hà Nội? Làm thế nào để nhận diện “người Hà Nội”?

0003.jpg

Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ đã nói: Hà Nội (Thăng Long) “là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”. Còn vua Lê Thánh Tông thì khẳng định: Hà Nội (Thăng Long) “là nơi tập hợp tinh hoa của tứ tuyên”. Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy từng viết trong “Phố phường Hà Nội xưa” rằng: "Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hòa, giản dị. Ghét lòe loẹt mà thích diểm dắn. Tránh tiếng xa hoa. Dù giàu sang, áo có mớ năm, mớ bảy, cũng phủ một chiếc áo thâm hay tam giang"...

0004.jpg

Trong một cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý, nhà báo Phan Đăng từng chia sẻ: “Thực thể Hà Nội hôm qua khác, hôm nay khác, ngày mai sẽ khác nhưng một Hà Nội trong tâm tưởng thì luôn được minh định bởi tất cả những người hoặc sinh ra, hoặc gắn bó với mảnh đất này. Chính một Hà Nội trong tâm tưởng mới tạo nên cái sợi dây trao truyền giữa các thế hệ”. Và theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý thì “Hà Nội là tổng hòa của rất nhiều thứ khó cắt nghĩa”.

Dù không sinh ra tại Hà Nội nhưng là người công tác trong ngành văn hóa, góp phần xây dựng văn hóa Hà Nội hôm nay, nhà thơ Lữ Mai cho rằng: “Những giá trị như “người Tràng An”, “chất Hà Nội” mà chúng ta nói đến nó vốn không tồn tại sẵn có như một tiền đề mà là giá trị của “trăm miền hội tụ” và theo thời gian, theo sự biến động của lịch sử, văn hóa thì những gì tốt đẹp, phù hợp, được số đông chấp nhận, ca tụng… sẽ ăn sâu dần vào nếp sống, nếp nghĩ của con người”.

ky-2-nhip-song-hom-nay-5-_page-0001.jpg

Lịch sử đã chứng minh: Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài tứ phương; văn hóa Hà Nội là sự tinh lọc từ những tổng hòa của các thế hệ bao đời đã sinh sống tại đây. Và để nhận diện “người Hà Nội”, thì có thể dựa vào văn hóa, nếp sống mà người đó mang theo.

0006.jpg

Theo dòng thời gian lịch sử, Hà Nội vẫn bao dung ôm trọn những chuyến đi về của người muôn phương. Và mỗi lần như thế, sau bao biến động của lịch sử, thời cuộc, Hà Nội lại không tránh khỏi tình trạng chơi vơi, lẫn lộn bởi những cọ xát văn hóa. Người Hà Nội đang làm gì với văn hóa Hà Nội hôm nay? Khi bắt đầu có những không gian, tiêu chuẩn chung mang tính toàn cầu, Hà Nội nhập cuộc liệu có bị tan loãng và mất đi?

ky-2-nhip-song-hom-nay-2-_page-0001-1-.jpg

Nhắc tới việc không gian xứ kinh kỳ bị xáo trộn do biến động lịch sử và chiến tranh, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý lạc quan ở một góc nhìn mới rất đáng suy ngẫm. Anh từng nhận định rằng người dân Hà Nội rất có khả năng thích ứng, thích nghi và sáng tạo rất giỏi: “Ví dụ, có rất nhiều hàng quán đã tận dụng ngay chính những chỗ cơi nới trong các biệt thự chia năm xẻ bảy để tạo ra các không gian rất lãng mạn. Trong các video clip về Hà Nội kinh kỳ thì 90% cảnh đều được quay ở những góc mà Hà Nội đan xen giữa thời còn nguyên vẹn với thời vàng thau chen lấn. Rất kì lạ là người Hà Nội có thể nhìn thấy nét quyến rũ giữa chính những sự bừa bộn của mình”.

ky-2-nhip-song-hom-nay-1-_page-0001-1-.jpg

Bàn về người Hà Nội đương đại đang làm gì, như thế nào với văn hóa Hà Nội, nhà thơ Lữ Mai cho rằng: “Vẫn như sự nối dài của lịch sử và văn hóa, tất cả mọi bộn bề sẽ phô bày và dần có sự chọn lọc, nhưng cần phải có một độ lùi nhất định thì chúng ta mới nhìn nhận một cách rõ ràng về giá trị, còn khi ta đang là “người đương thời” thì đôi khi nó như “mớ bùng nhùng”. Vẫn luôn tồn tại song song những thái độ văn hóa khác nhau. Một bên là nâng niu, gìn giữ; một bên là phá vỡ, phủ nhận. Tôi cho rằng đó cũng là một quy luật khó tránh khỏi trong cuộc sống, không chỉ Hà Nội mà nhiều vùng miền khác, vùng đất từng là kinh đô cũng đứng trước những vấn đề nóng bỏng này. Một bước từ nhà ra phố, chúng ta sẽ chứng kiến bao nhiêu câu chuyện, tình huống phản văn hóa, nó là văn hóa nói chung chứ chưa cần đặt vào văn hóa vùng miền. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mức độ cạnh tranh ngày càng cao, sự vô cảm ngày càng xâm lấn, càng khiến sự băng hoại về văn hóa, đạo đức trở nên báo động.” Với chị, những giá trị cốt lõi để giúp xây dựng, giữ gìn và phát huy văn hóa là gia đình, nhà trường và xã hội - giữ sự tôn trọng và đúng mực trong quá trình tương tác giữa mọi người với nhau. “Văn hóa vốn không phải điều gì to tát, ta biết cảm ơn, biết xin lỗi khi cần thiết chính là văn hóa” - nhà thơ Lữ Mai nhấn mạnh.

0008.jpg

Không ở đâu xa, văn hóa ở trong cuộc sống, tồn tại dưới nhiều hình thức và biểu hiện rất đa dạng. Chị Vũ Thiên Tân, chủ phòng trà Tân House ở phố Giảng Võ cho biết: “Khoảng mười năm trở lại đây có thêm rất nhiều quán trà ở Hà Nội, có thêm nhiều người bán trà và làm trà. Và tương tự, có nhiều người quan tâm tới văn hóa thưởng trà, họ tìm đến các khóa học dẫn trà. Trà cũng là một phương tiện giao tiếp, tạo sự kết nối, phản ánh cách đối đãi giữa mọi người với nhau. Điều đó chứng tỏ văn hóa trà đang có một sức sống mạnh mẽ”. Và với chị, văn hóa hay bất cứ thứ gì đều là những thứ sẽ thay đổi theo thời đại, “muốn văn hóa có đời sống thì cần để nó tự nhiên (theo tìm hiểu và lựa chọn của mỗi người)”.

0009.jpg

Cũng là người làm văn hóa độc lập tại Hà Nội với tư cách nhà sáng lập – chủ sở hữu một thương hiệu thời trang và là người truyền cảm hứng cho hàng ngàn phụ nữ khác trong việc xây dựng phong cách sống thanh lịch, chị Đặng Trầm đồng tình với việc để xây dựng xã hội văn hóa thì mỗi cá nhân cần bắt đầu từ những thói quen, hành động có văn hóa: “Trong thời trang hay cả cư xử hằng ngày, có những ranh giới rất mong manh giữa gợi cảm, quyến rũ mà vẫn thanh lịch và phản cảm, thô tục. Người có ý thức cao về bản thân, ý thức về nơi mình đang sống thì sẽ biết tránh chạm vào ranh giới này. Và thú vị là cứ khi nào người ta nói đến thanh lịch chỉ đi kèm với diện mạo, quần áo, giày dép thì tôi nghĩ đến một kiểu để thanh lịch trọn vẹn hơn: Biết cảm ơn bác bảo vệ, chú trông xe, người phục vụ, cô lao công, anh lái taxi; Biết mỉm cười rạng rỡ chào người đối diện trong lần đầu tiên gặp mặt; Biết chăm chú lắng nghe và hoàn toàn tập trung khi người khác nói chuyện với mình; Biết hỏi ý kiến người khác khi muốn sử dụng bất cứ thứ gì thuộc về người ta; Biết thành thật về vị trí của bản thân mình và khiêm nhường trước thành công của người khác.”

ky-2-nhip-song-hom-nay-2-_page-0001-2-.jpg
ky-2-nhip-song-hom-nay-1-.jpg

Như vậy, bên cạnh những dấu vết từ các cuộc va chạm, cọ xát văn hóa là một thực tế rằng có rất nhiều người Hà Nội đương đại đang chủ động làm văn hóa và họ ý thức được phương hướng, mục tiêu của mình. Không chỉ là những cơ quan, đoàn thể thuộc các tổ chức Nhà nước, họ còn là những cá nhân hoạt động độc lập. Họ có thể là một chủ hiệu sách, chủ quán cà phê/ tiệm trà, chủ tiệm ăn, chủ vườn hoa hay bất cứ loại hình dịch vụ nào khác. Cùng với đó là có rất nhiều sự kiện văn hóa trên mọi lĩnh vực vẫn diễn ra hằng ngày, mọi người đều dễ dàng tiếp cận thông tin và tham dự. Có thể thấy, trong cơn sóng của “thế giới phẳng”, người Hà Nội hôm nay vẫn luôn nỗ lực để xây dựng, duy trì và xoay chuyển sao cho những truyền thống văn hóa của Thủ đô phù hợp với bối cảnh thời đại mà vẫn giữ được những nét rất riêng của chốn kinh kỳ./.

Tác giả: Bảo Nguyên

Thiết kế: Phương Anh

11/05/2023 14:51

Bài liên quan
  • Bài 1: Gìn giữ cốt cách người Hà Nội: Cần những căn cước văn hóa
    Là vùng đất kinh kỳ với chiều dài lịch sử trải hơn 1000 năm, Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản văn hóa đã được nhân loại vinh danh thì nếp sống đạo đức, văn hóa của người Hà Nội cũng là thứ “đặc sản” làm nên bản sắc riêng có của mảnh đất kinh kỳ.
(0) Bình luận
  • Cột cờ Hà Nội: Chứng nhân lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
    Nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Cột cờ Hà Nội là di tích lịch sử thời Nguyễn còn tương đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Nơi đây, đúng vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh Cột cờ, tung bay trên bầu trời Hà Nội.
  • Dấu son ngoại giao văn hóa Thăng Long – Hà Nội
    Hà Nội với vị thế là Thủ đô – trái tim của Việt Nam, đã thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong hầu hết các lĩnh vực kể từ khi thành lập nước (2/9/1945), đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), tới ngày thống nhất non sông (1975) và hiện tại. Trong đó, Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao, nhất là ngoại giao văn hóa, trở thành điểm sáng và hình mẫu của cả nước.
  • Chờ đợi sự bứt phá và sáng tạo
    Xây dựng Thủ đô thời kỳ đổi mới là một trong số những đề tài đã được các tác giả phản ánh trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại. Là một đề tài mũi nhọn, được nhiều công chúng và giới chuyên môn kỳ vọng, nhưng thực tế mảng sáng tác này vẫn còn “thiếu” và “yếu” đòi hỏi cần có sự dấn thân, đột phá và sáng tạo của cá nhân mỗi nghệ sĩ.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Kỷ niệm về bức bích họa chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tháng 10 năm 1978, học xong chương trình cao học ở Sophia, nước CHND Bungari, chuyên khoa tranh hoành tráng, tôi về làm việc ở Xưởng Mỹ thuật Quốc gia - nơi tập trung các họa sĩ có tên tuổi để sáng tác và thực hiện những bức tranh và những bức tượng đài có tầm vóc lớn cả về nội dung tư tưởng và hình thức mà các họa sĩ đơn lẻ không thể thực hiện được.
  • Người anh hùng dẫn đầu đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô
    Mùa thu tháng Mười này, quân và dân ta long trọng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Giữa những ngày vui lịch sử, chúng ta lại nhớ đến hình ảnh hào hùng của đoàn quân chiến thắng tiến vào 5 cửa ô tiếp quản Thủ đô Hà Nội trong rừng cờ hoa, cùng niềm vui hân hoan của hàng vạn người dân. Chỉ huy dẫn đầu đoàn quân là Anh hùng Nguyễn Quốc Trị. Ông là tấm gương sáng không chỉ cho các chiến sĩ bộ đội lúc bấy giờ, mà còn cả cho thế hệ mai sau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Nhịp sống văn hóa người Hà Nội hôm nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO