Chuyển động Hà Nội

Ảnh hưởng của cơn bão số 2 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Việt Thương 16:05 01/08/2024

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu hộ (TKCH) vừa có báo cáo nhanh về tình hình mưa lũ trên địa bàn thành phố Hà Nội tính từ 19 giờ ngày 31/7/2024 đến ngày 1/8/2024.

2b1a8675.jpg.jpg
Nước ngập sâu đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và Khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ: Đêm qua và sáng sớm nay (01/8), ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.

Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 giờ đến 48 giờ tới từ sáng 01/8 đến ngày 02/8, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-80mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Từ đêm 02/8, mưa lớn ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có xu hướng giảm dần.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, đến thời điểm 7h00 ngày 01/8/2024, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập.

Công ty tiếp tục mở cửa phai các hồ điều hòa và vận hành Trạm bơm đầu mối Yên Sở (vận hành 04/20 tổ máy) và các Trạm bơm Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế... để hạ mức nước trên hệ thống theo đúng quy định.

Tính đến thời điểm 7 giờ 00 ngày 01/8/2024, diện tích lúa bị đầy nước 845,5ha (Thanh Oai 300ha, Chương Mỹ 347ha, Thạch Thất 9,5ha, Quốc Oai 177ha (lúa + cá 8ha), Sơn Tây 5ha, Phúc Thọ 7ha); Diện tích lúa ngập trắng 172,1ha (Thanh Oai 30ha, Chương Mỹ 46,4ha, Thạch Thất 20,7ha (1 lúa+1 cả 5ha), Quốc Oai 75ha (1 lúa+1 cá 70ha); Diện tích cây ăn quả đầy nước 71ha (Hoài Đức 40ha; Chương Mỹ 15ha, Quốc Oai 10ha, Ba Vì 3ha, Sơn Tây 3ha).; Diện tích rau màu bị đầy nước 226ha (Chương Mỹ 121, Quốc Oai 15ha, Sóc Sơn 90); Diện tích thủy sản bị đầy nước 280,2 ha (Chương Mỹ 169,7ha, Hoài Đức 7ha, Ba Vì 103,5ha).

Tại huyện Quốc Oai, tính đến 6 giờ ngày 01/8/2014 tổng số 6 xã bị ngập úng: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Ngọc Liệp; 789 ha diện tích cây trồng nông nghiệp bị ngập, 780 tấn thuỷ sản, bị chết và cuốn trôi 11.120 gia cầm... Tổng giá trị thiệt hại ước tính 48,17 tỷ đồng. Bên cạnh đó các tuyến đường vẫn trong tỉnh trạng ngập.

Trước tình hình đó, công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả, đảm bảo đời sống nhân dân kịp, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản cũng được triển khai kịp thời. UBND huyện Quốc Oai đã huy động 3.890 người và 156 phương tiện tham gia; UBND Huyện, Mặt trận Tổ quốc Huyện Quốc Oai và các đoàn thể đã tổ chức hỗ trợ 160 suất quả cho các hộ bị ngập sâu gặp khó khăn; Thành đoàn Hà Nội đã hỗ trợ huyện 01 xuống hơi, 100 thùng mỳ tôm, 400 thùng nước và 2000 áo mưa để hỗ trợ. Mặt Trận tổ quốc thành phố tổ chức thăm hỏi gia đình có người bị tử vong và bị sập nhà do sạt nở đất...

Tại huyện Thách Thất, tính đến 7h00' ngày 01/8/2024, tổng diện tích còn bị ngập là 43,5ha, trên địa bàn huyện có xảy ra sạt lở tại xã Cần Kiệm và một số điểm có nguy cơ sạt lở nhỏ ở các xã vùng đồi núi Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Các điểm sạt lở không thiệt hại về người, tài sản...

Chiều ngày 30/7/2024, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Thường trực Thành ủy, một trong các nội dung trọng tâm là bàn về công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tại tại một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; ngày 31/7/2024 Thành ủy Hà Nội ban hành Quyết định số 7046-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra tại các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Cũng trong chiều 30/7/2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đi thăm, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội; Cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì cuộc họp khẩn với Thường trực Thành ủy, cùng một số sở, ngành và một số huyện bàn giải pháp phòng, chống lũ lụt cấp bách tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất.

Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố trong công tác PCTT và TKCN. Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tại; tổ chức trực ban nghiêm túc, tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra theo yêu cầu và báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố theo quy định.

Đối với các địa phương đơn vị, hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng của cơn bão số 2 và hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan (Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất..), đề nghị tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố và đảm bảo đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo nhanh về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố./.

Bài liên quan
  • Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó với mưa lũ
    Để chủ động ứng phó với mưa lớn và các tình huống thiên tai có nguy cơ tiếp tục xảy ra. Trong thời gian tới, UBND huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội) tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt thông tin, tuyên truyền, cảnh báo để người dân chủ động, cảnh giác và kịp thời ứng phó với các tình huống thiên tai...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ảnh hưởng của cơn bão số 2 trên địa bàn thành phố Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO