Ẩm thực

15 món Việt Nam trong danh sách ngon nhất Đông Nam Á

Vi Nguyễn 07:50 24/05/2023

Trang thông tin được ví như bản đồ ẩm thực thế giới TasteAtlas vừa công bố bình chọn của độc giả về 100 món ngon nhất Đông Nam Á, trong đó có 15 món Việt Nam.

Gỏi cuốn, ở vị trí 84, được chế biến bằng cách gói bánh tráng đã được làm ướt cùng các nguyên liệu khác nhau, phổ biến nhất là thịt heo hoặc tôm, bún gạo. Tuy nhiên, "ngôi sao" của món ăn là các loại rau thơm tươi xanh. Gỏi cuốn được chấm với nước mắm pha hoặc nước xốt đậu phộng, tương đen.

goi-cuon-16847338256841687509788.jpeg

Bún bò Huế, vị trí 82, là món nước chủ yếu được dùng vào bữa sáng theo truyền thống, gồm nước dùng từ xương heo và xương bò, bún, sả, mắm tôm... Bún bò cay hơn nhiều so với hầu hết các món nước khác của Việt Nam và hương vị thường được mô tả là đậm đà và phức tạp. Món ăn xuất phát từ Huế, nhưng không có nhiều thông tin về nguồn gốc hoặc người khai sinh chính xác.

Bò né (73) là món ăn tiêu biểu cho sự phong phú của ẩm thực Việt Nam. Thịt ướp được nấu trong chảo gang đặc biệt cùng với trứng chiên và ăn kèm với rau thơm, bánh mì, pa tê và bơ. Món ăn thường được dùng vào bữa sáng, cùng với salad và các loại gia vị.

Bò bía (71) được cho có ảnh hưởng bởi ẩm thực của cộng đồng người Hoa Triều Châu. Tuy nhiên, không giống như phiên bản gốc của Trung Quốc, món ăn vặt đường phố này của Việt Nam được chế biến với bánh tráng mỏng, trong khi nhân bao gồm củ đậu thái sợi và cà rốt, lạp xưởng, trứng tráng thái mỏng, tôm khô và rau xanh như húng quế, rau diếp...

bo-bia-1684734018278248828172.jpeg

Miền Nam gọi là chả giò (58), miền Bắc gọi tên nem rán, nhưng dù gì thì chúng cũng đều có đặc điểm chính gồm nhân thịt heo và tôm, được cuốn trong lớp bánh tráng mỏng. Chả giò được chiên và cho ra món ăn có màu vàng ươm bắt mắt, lớp ngoài mỏng, giòn nhẹ cùng phần nhân đậm đà.

Canh chua cá (47) đặc trưng bởi sự kết hợp của các hương vị ngọt, cay và chua. Các món canh thường được làm bằng nước dùng có me và bao gồm những nguyên liệu như dứa, cà chua, đậu bắp, giá đỗ hoặc các loại rau khác. Cá để nấu cũng rất đa dạng, từ cá đồng cho đến cá biển.

Bún bò Nam bộ (46) là món ăn khô bao gồm bún, thịt bò hoặc thịt heo, cùng các loại rau thơm, đậu phộng rang… Bún và rau thơm được xếp vào tô, trong khi thịt bò được xào và thêm lên trên. Toàn bộ tô bún được trang trí với đậu phộng trước khi món ăn được phục vụ.

bun-bo-nam-bo-16847360191061617508934.jpeg

Bún thịt nướng (43), là sự kết hợp của thịt heo nướng ướp, bún gạo, rau xanh tươi và các loại rau thơm. Các thành phần thường được đặt trong một tô và sau đó ăn cùng nước chấm - một loại nước mắm pha với chanh đường.

Bún chả (35), là món ăn từ thịt heo và có nguồn gốc Hà Nội. Món ăn kết hợp ba yếu tố: một chén thịt viên nướng trong nước dùng lạnh, một đĩa bún và sự kết hợp của nhiều loại rau xanh như tía tô, xà lách, rau mùi và rau muống.

bun-cha-16847341580721625478087.jpeg

Phở (32) là món ăn quốc gia, cũng là một trong những món Việt Nam được yêu thích nhất ở Tây bán cầu bởi hương vị phức tạp, độc đáo và sự đơn giản thanh lịch. Dù được xếp vào loại súp nhưng phở được phục vụ như món chính và hương vị của những tô phở không bao giờ giống nhau.

pho-1684734244494139968555.jpeg

Các phiên bản phở cũng xuất hiện trong danh sách như phở bò, phở bò tái chín.

Bò nhúng giấm (15) là phiên bản lẩu Việt Nam được phục vụ theo phong cách cộng đồng truyền thống. Ở dạng cơ bản, món ăn bao gồm nước dùng có vị giấm cũng có thể bao gồm nước cốt dừa hoặc nước dừa, sả, hành tây hoặc các chất bổ sung khác, trong khi các món ăn kèm điển hình bao gồm thịt bò sống thái lát mỏng và nhiều loại rau và thảo mộc tươi như giá đỗ, củ cải trắng, rau diếp, dưa chuột, bạc hà, húng quế và lá tía tô.

Cơm tấm (12) thường được bán dưới dạng thức ăn đường phố. Món được nấu từ những hạt gạo bị vỡ và không hoàn hảo mà theo truyền thống được bỏ đi sau quá trình xay xát, nhưng ngày nay là món ăn đặc trưng ở TP.HCM.

Nước chấm (11) là loại nước xốt phổ biến của Việt Nam, được pha chế với nước cốt chanh, hoặc giấm, đường, nước và nước mắm. Các chất bổ sung phổ biến bao gồm ớt, tỏi, hành lá, gừng…

nuoc-cham-16847343396151432024206.jpeg

Nước chấm có nhiều loại theo vùng và thành phần cuối cùng cũng có thể phụ thuộc vào loại bữa ăn đi kèm. Nước chấm thường được dùng làm nước chấm cùng với chả giò, bánh xèo và các món thịt hoặc hải sản khác nhau.

Bò kho (10) món bò hầm phổ biến của Việt Nam, có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với bánh mì và nhiều loại rau thơm. Món ăn bao gồm các nguyên liệu như thịt bò cắt cục to, cà rốt, sả, quế, ớt, tiêu, tỏi, hành tím, tất cả được ninh nhừ trong nước dùng cay nồng, thơm lừng. Ở các vùng nông thôn của Việt Nam, bò kho thường cay hơn nhiều so với ở thành thị. 

Cuối cùng là Bánh mì thịt (6) được làm từ nhiều loại thịt nguội khác nhau như thịt lợn nướng, thịt ba chỉ thái lát, chả, hoặc xúc xích chả lụa, cùng với dưa chuột, xốt mayonnaise, cà rốt ngâm và củ cải trắng, pa tê gan được kẹp trong một ổ bánh mì.

banh-mi-16847345305401965264236.jpeg

Bánh mì thịt phổ biến khắp Việt Nam và thường được thưởng thức vào bữa sáng nhưng không bó buộc, bạn có thể ăn vào bất kỳ bữa nào trong ngày./.

Bài liên quan
  • Măng cụt xanh Việt Nam "gây sốt" ở Mỹ
    Không chỉ gây 'sốt' trong nước, măng cụt xanh cũng trở thành nguyên liệu được nhiều người Việt ở Mỹ săn đón với giá bán trên nhiều diễn đàn mạng lên tới hơn 120 USD/kg (hơn 2,8 triệu đồng).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi dậy hào khí của Đại thắng mùa Xuân 1975
    Thông tin từ Bảo tàng Hồ Chí Minh (19 Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 23/4 đến 10/8/2025, Bảo tàng mở trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” nhằm Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • “Cùng Việt Nam” – Biểu tượng thi ca về tình đoàn kết và khát vọng hòa bình
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam tuyển tập thơ “Cùng Việt Nam”, một tác phẩm đặc biệt từng bị cấm xuất bản tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ. Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, cuốn sách không chỉ mang ý nghĩa văn học mà còn là biểu tượng sống động của tình hữu nghị và tinh thần phản chiến trong thi ca quốc tế.
  • Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
    Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa - Văn nghệ (Ban Tuyên giáo Trung ương), Ban Dân vận Trung ương, Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các cơ quan, đơn vị tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước. Đây là hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa chính trị - văn hóa sâu sắc, góp phần khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
  • Văn hóa Petrovietnam: “Ngọn lửa” dẫn lối vươn xa
    Giữa bao chuyển động ồn ào của đời sống kinh tế, có những giá trị lặng lẽ song hành cùng từng nhịp phát triển, như mạch ngầm nuôi dưỡng một thân cây lớn. Với Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), giá trị ấy mang tên: văn hóa.
  • Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 315-KH/TU về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025).
Đừng bỏ lỡ
15 món Việt Nam trong danh sách ngon nhất Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO