Điểm hẹn cuối tuần

10 thư viện miễn phí sử dụng trên địa bàn Thủ đô

Kim Ngân (t/h) 19:36 19/07/2023

Nhằm khuyến khích bạn đọc yêu thích sách giấy, báo in và đến với thư viện nhiều hơn, Hà Nội đã miễn phí sử dụng thư viện công cộng trên địa bàn thành phố. Đây cũng là một trong những động thái nhằm phục hồi và phát triển văn hóa đọc. 

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua nghị quyết sửa đổi quy định về mức phí thư viện. Theo đó, người sử dụng thư viện được miễn phí đối với các hoạt động quy định ở Khoản 2 Điều 42 Luật Thư viện 2019 tại các thư viện công lập thuộc TP. Hà Nội quản lý.

Cụ thể, người dân được miễn phí sử dụng tài nguyên thông tin tại thư viện, mượn theo thời hạn quy định trong nội quy thư viện. Tra cứu thông tin trên không gian mạng; tiếp nhận thông tin về tài nguyên thông tin/ thông qua hệ thống tra cứu hoặc hình thức tiếp nhận thông tin, tra cứu khác. Được giúp đỡ, tư vấn về tìm kiếm, lựa chọn tài nguyên thông tin phù hợp với yêu cầu.

Việc miễn phí sử dụng thư viện cũng chính là thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa đọc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ: 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of Vietnam – NLV) là thư viện cấp quốc gia và là thư viện trung tâm của cả nước, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Có thể nói Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện có diện tích lớn nhất tại Hà Nội. Với không gian rộng rãi, thoáng mát, hệ thống cây xanh được trồng xen kẽ khắp khuôn viên, thư viện chính là điểm đến lý tưởng cho người dân Thủ đô của quận Hoàn Kiếm nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

1234abc.jpg

Thư viện Quốc gia cung cấp nguồn tài liệu đa dạng, phong phú, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu… của người dân Thủ đô. Nơi đây có khoảng 2000 đầu sách, tài liệu đọc bằng tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Việt... Bên cạnh đó, thư viện còn được trang bị thêm dàn máy tính được kết nối Internet và khu vực riêng dành cho những người có nhu cầu sử dụng laptop.

Ngoài ra, các bạn nhỏ khi đến thư viện không chỉ được đọc sách mà còn được trải nghiệm nhiều điều thú vị trong các không gian về âm nhạc, trò chơi, phòng chiếu phim riêng.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã, đang và sẽ phấn đấu không ngừng để trở thành nơi lưu truyền tri thức và khơi nguồn cảm hứng thực sự tin cậy, thân thiện của bạn đọc trong và ngoài nước, có uy tín và vị thế xứng đáng trong cộng đồng thư viện Việt Nam, khu vực và thế giới. 

2. Thư viện Hà Nội
Địa chỉ: 47 phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, sự phát triển của Thư viện Hà Nội luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa, chính trị, kinh tế Thủ đô. Thư viện đã trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc và để lại dấu ấn tốt đẹp trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.

1_2023jul13_044915628.jpg

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc Thủ đô, thư viện đã không ngừng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng phục vụ: mở rộng hệ thống các phòng phục vụ: phòng thiếu nhi, phòng đọc báo tạp chí, phòng mượn, phòng đọc tự chọn, phòng đọc theo yêu cầu, phòng đọc sách ngoại văn, phòng đọc dành cho người khiếm thị, phòng đọc tài liệu về Hà Nội, phòng đọc đa phương tiện… Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc từ 8 - 17 giờ hằng ngày (không nghỉ trưa).

Bên cạnh nâng cao chất lượng phục vụ, Thư viện Hà Nội còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền triển lãm, nói chuyện giới thiệu sách cùng nhiều các hoạt động khác nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện, đồng thời giúp bạn đọc lựa chọn những cuốn sách bổ ích và phù hợp.

Với định hướng phát triển thư viện trở thành thư viện hiện đại, bằng kinh phí nhà nước và nguồn xã hội hóa, Thư viện Hà Nội đã đầu tư trang bị phần mềm quản lý thư viện SLIB; phần mềm sản xuất sách nói cho người khiếm thị Daisy; cùng hệ thống máy tính, máy scan, máy in laze, máy photo… Toàn bộ phòng đọc được trang bị máy điều hòa, kho sách có máy hút bụi, chống ẩm. Đặc biệt, Thư viện Hà Nội còn đầu tư xây dựng một Studio chuyên dụng sản xuất sách nói cho người khiếm thị.

3. Thư viện Phạm Văn Đồng
Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

dng-1761-1669278576-1669284486(1).jpg

Thư viện Phạm Văn Đồng là thư viện lớn, là trung tâm thông tin thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mặc dù mới được đi vào hoạt động từ ngày 24/10/2017 nhưng thư viện đã được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Thư viện Phạm Văn Đồng được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo cùng cơ sở vật chất hiện đại, bắt mắt, đây hứa hẹn là điểm đến không thể bỏ qua của của sinh viên khi học tập tại trường. Đây không chỉ là chỗ học tập lý tưởng mà còn thừa đủ tiêu chuẩn một điểm check-in của các bạn trẻ.

phoi-canh-13-1-1024x617.jpg

Mọi ngóc ngách ở đây đều được bài trí cẩn thận, cho đến các sắc màu được phối kết độc đáo nhằm tạo cảm hứng cho người học. Tầng 1 của thư viện được thiết kế là một không gian thư viện mở khi sinh viên có thể tìm đọc tất cả các loại sách khác nhau từ chuyên môn cho đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội,… Trong khi đó, tại tầng 2 chủ yếu là nơi đọc tra cứu, khảo cứu chuyên sâu. Đây là khu tài liệu mà sinh viên có thể mượn về như: sách giáo trình, sách tham khảo Việt văn,… Những chiếc sofa được bố trí ngay cạnh các kệ sách rất tiện lợi cho các bạn trẻ, các bạn trẻ được thỏa sức với hàng nghìn đầu sách.

4. Thư viện Tạ Quang Bửu
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thư viện Thư viện Tạ Quang Bửu trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là một trong những trung tâm thông tin thư viện lớn, được thành lập từ năm 1956. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, thư viện đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật của đất nước.

thu-vien-ta-quang-buu-dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-943065.jpg

Thư viện Tạ Quang Bửu hiện đã và đang mở cửa phục vụ tất cả các đối tượng bạn đọc có nhu cầu. Nếu bạn không phải là cán bộ, sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và muốn sử dụng thư viện, bạn chỉ cần làm thẻ thành viên là có thể đến mượn cũng như đọc sách tại thư viện. Thư viện với không gian rộng lớn, khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhiều cây xanh nên được đánh giá là một trong những thư viện "thánh địa" cho mọt sách.

Bên cạnh việc đọc sách tại thư viện thì bạn cũng có thể mượn sách tại phòng cho sách mượn về nhà. Bạn có thể được đọc và các loại sách giáo trình, sách tham khảo, báo, tạp chí, luận văn, luận án, từ điển... Thư viện còn cung cấp một số dịch vụ khác cho bạn đọc như: sao lưu tài liệu, cung cấp thông tin theo yêu cầu, tổ chức các lớp hướng dẫn thư viện, tổ chức hội nghị, hội thảo...

5. Thư viện Goethe (Viện Goethe)
Địa chỉ: 56-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

Nếu bạn có hứng thú hoặc đang học tiếng Đức thì đừng bỏ qua thư viện Goethe nằm trong khuôn khổ của Viện Goethe. Không chỉ dành cho những học viên của Viện Goethe, thư viện này còn mở cửa chào đón tất cả các bạn trẻ có đam mê và nhu cầu đọc sách, tra cứu bằng tiếng Đức.

353059230_637803598379443_880825840301277771_n.jpg

Mặc dù diện tích không thực sự lớn, thế nhưng thư viện Goethe có tất cả mọi thứ để đáp ứng cho việc học tập, nghiên cứu của bạn. Từ iPad, laptop, CD, DVD, tivi phục vụ cho việc nghe nói, đến rất rất nhiều đầu sách được phân loại, sắp xếp theo từng lĩnh vực cực rõ ràng và thuận tiện nếu bạn muốn tìm kiếm. 

Các tài liệu ở đây phục vụ cho việc học tiếng Đức từ cơ bản đến nâng cao và bao gồm tất cả mọi lĩnh vực như đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của nước Đức. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy những cuốn sách văn học nổi tiếng đạt giải Nobel ở đây.

"Bỏ túi" ngay những thư viện "xịn xò" mà Người Hà Nội đã gợi ý cho bạn trong bài viết này để đi khám phá nhé!/.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
10 thư viện miễn phí sử dụng trên địa bàn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO