Điểm hẹn cuối tuần

Kho tàng Văn học Việt Nam giữa lòng Thủ đô

Ngân Hà (t/h) 05/07/2023 16:04

Nằm trên mảnh đất trước kia là Trường viết văn Quảng Bá thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (ngõ 275 Âu Cơ, Hà Nội), Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.

126-10-7-10.jpg

Bảo tàng Văn học Việt Nam trực thuộc Hội nhà văn Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ năm 2011. Bảo tàng Văn học Việt Nam được xây dựng khá bề thế trên diện tích 3.600m2 (ngõ 275 Âu cơ, Hà Nội) với 3 tầng trưng bày chính nhằm cho công chúng cái nhìn khái quát nhất lịch sử văn học Việt Nam qua các thời kỳ và chân dung, tác phẩm của các nhà văn Việt Nam.

926-10-17-17.jpg

Đặt chân đến Bảo tàng Văn học Việt Nam, du khách sẽ cảm thấy thích thú bởi không gian bảo tàng rộng tới 3.600m2, trưng bày hơn 4000 hiện vật, tư liệu quý giá về lịch sử văn học Việt Nam.

Trong 3 tầng trưng bày của bảo tàng, tầng 1 là nơi ấn tượng nhất với các hiện vật, tư liệu văn học Việt Nam thời cổ, trung đại. Đập vào mắt du khách ở vị trí trung tâm gian trưng bày là một câu kinh điển trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du: “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” được khắc trên tường, phía trước là hòn đá hình ngòi bút mang từ Đền Hùng về.

526-10-13-46.jpg

Dạo một vòng quanh khu trưng bày tầng 1, du khách sẽ có được cái nhìn khái quát về 10 thế kỉ văn học nước nhà (từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19): lịch sử chữ viết của dân tộc trên các loại chất liệu: từ giấy dó, vải, kim loại, gỗ cây… không gian tái hiện cảnh sĩ tử lều chõng đi thi, cảnh trạng nguyên về làng vinh quy bái tổ…

Không chỉ trưng bày các hiện vật quý, bảo tàng còn bố trí hệ thống máy tính, màn hình cảm ứng tự động, giới thiệu về các hiện vật khi khách tham quan bước vào bảo tàng như những thước phim giới thiệu nền văn học từ thời xa xưa.

Bước lên tầng 2 của bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu về những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20: Phan Bội Châu, Tản Đà… và các nhà văn đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật như: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Tế Hanh…

826-10-12-2.jpg

Tầng 3 của bảo tàng là nơi trưng bày về các nhà văn được Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật thời kỳ chống thực dân Pháp, văn học khu V, Nam Trung Bộ, các nhà văn sáng tác ở miền bắc, miền nam. Đây cũng là nơi đặt bức tượng của đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941), đại diện tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ, được tôn vinh là một trong “Tam vị nhất thể” của Ấn Độ hiện đại, cùng với Mahatma Gandhi và Jawarharlal Nehru.

1026-10-18-59.jpg

Trong tổng số gần 4000 tài liệu, hiện vật được sưu tầm và trưng bày tại bảo tàng có những hiện vật “độc nhất vô nhị”: chiếc bàn gỗ cách đây hơn 200 năm Nguyễn Du từng ngồi viết; bức tượng Vua Trần Nhân Tông khi ông vừa xuống tóc bắt đầu hành trình lên Yên Tử vào thế kỉ 13, bộ bàn ghế làm bằng gỗ gụ Bác Hồ từng tiếp vua Bảo Đại năm 1946…

2226-10-30-1.jpg

Với không gian văn hóa đặc sắc, chứa đựng những tư liệu lịch sử quý giá, Bảo tàng Văn học Việt Nam không chỉ là một điểm đến hấp dẫn đối với những độc giả yêu văn thơ mà còn là điểm du lịch lý tưởng dành cho bất cứ du khách nào có dịp đến khám phá mảnh đất nghìn năm văn hiến./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Triển khai mô hình “Chi bộ bốn tốt” tại Chi bộ 15, thuộc Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Sở Giao Dịch.
    Với định hướng và tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục giữ vững vị thế Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, đứng trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của đất nước, các thế hệ cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch (Vietcombank Sở Giao Dịch) luôn quyết tâm, nỗ lực xây dựng Chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện.
  • Lựa chọn các tiêu chí thực sự “mũi nhọn” để tập trung triển khai hiệu quả Cuộc thi
    “Trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc thi, các địa phương cần lưu ý bám sát các tiêu chí của Cuộc thi; chú trọng xem xét, lựa chọn tiêu chí “mũi nhọn” cũng như lựa chọn các tuyến đường, tuyến phố, ngõ phố thực sự phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình của các phường hoặc tổ dân phố trên địa bàn quận”, đồng chí Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ tại buổi Đoàn kiểm tra đánh giá, chấm điểm Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn Thủ đô năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội phát động tháng cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND về việc Phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
Kho tàng Văn học Việt Nam giữa lòng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO