Y Phương Một tính cách thơ của người trai trong quân ngũ

Nguyễn Thanh Kim| 28/07/2021 09:45

“Tôi/ Trán dô/ Mũi thô/ Môi dày/ Chân đi dép bốn quai vẫn thừa năm ngón/ Nhịn đói không kêu/ Nhịn khát không kêu/ Thiếu ngủ không kêu...” - Y Phương - một tính cách thơ của người trai trong quân ngũ - đã tự họa mình đầy hóm hỉnh như thế…

Y Phương Một tính cách thơ của người trai trong quân ngũ

Tôi lần đầu gặp gỡ Y Phương trong ngày nhập trường viết văn Nguyễn Du (khoá II), năm 1983. Hôm đó, tôi có cảm tình đặc biệt với một anh chàng mặc áo chàm xanh, cao dong dỏng, có nước da tai tái sốt rét rừng. Hỏi ra mới biết đó là Y Phương. Ngày trước, xem trên sách báo, đọc thơ Y Phương cứ ngỡ anh là người Tây Nguyên. Hóa ra không phải, anh là người Tày sinh ở Cao Bằng, có nhiều năm trong quân ngũ và chiến đấu ở Tây Nguyên.

Khi đọc thơ Y Phương, niềm cảm tình ấy trong tôi càng nhân lên gấp bội vì tìm thấy sau những dòng tự họa hóm hỉnh: “Tôi/ Trán dô/ Mũi thô/ Môi dày/ Chân đi dép bốn quai vẫn thừa năm ngón”, tôi bắt gặp ngay một người thơ có trái tim nhạy cảm: “Một đàn kiến re re chạy tới/ Một cọng cỏ bình yên mát rượi/ Ngón tay mềm tôi vuốt run run” (Chín tháng). Thế nên, mới có một người thơ trân trọng kỷ vật những ngày gian lao khói lửa chiến tranh: “Chiếc ba lô bé nhỏ/ Chiếc ba lô lép kẹp/ Treo vách nhà/ Đựng những ngày đẹp nhất đi xa” (Chiếc ba lô). Khi ra trận, anh vương nặng nỗi nhớ người thương đến quay quắt: “Hình như/ Lúc em tiễn anh/ Không quay lại/ Góc rừng khuya nặng hạt sương buồn/ Võng giống tay em ôm anh ngủ/ Khẩu súng nằm nghiêng huýt gió lay” (Người vùng cao). Anh cũng quặn thắt tình cảm lứa đôi những tháng năm lửa đạn trong khắc khoải chia xa: “Tôi đi xa/ Người ấy phải bùa người ta/ Săn tìm người ta/ Bỏ quên tôi đắm chìm nơi lửa đạn” (Sám hối). Cảm nhận những mất mát thua thiệt như vậy nên người thơ này biết trân trọng đối tượng mình yêu: “Vàng bạc với đá quý/ Anh cất vào rương hòm khóa kỹ/ Nhưng em anh biết giấu vào đâu/ Thôi đành/ Nuốt em vào trong bụng” (Cất giấu).

Đặc biệt, với quê hương, Y Phương cũng ơn nghĩa lắm một quê hương nghèo khó mà sâu nặng biết bao: “Con là con trai của mẹ/ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ/ Mang trong mình cơn sốt cao nguyên/ Mang trong mình ba sáu vết thương/ Ơn cây cỏ quê nhà/ Chữa cho con lành lặn” (Tên làng). Một quê hương mà những ngày đánh giặc đi xa, anh nhớ đến điệp trùng những người đi chân đất/ đó là sức mạnh được nhân lên gấp bội trong chiến đấu sao gần gũi, sao da diết đến vậy: “Những người đi chân đất/ Nhìn lại phía sau mình/ Đeo kính lên ru cháu/ Vườn cây chìm trong nắng/ Thấy mồ hôi lấm tấm trên lưng” (Bài ca những người đi chân đất). 
Một quê hương bịn rịn nhớ mong và thức dậy với rất nhiều dáng vẻ linh động: “Ngày xuống núi/ Mây vướng chân/ Lá trúc non cánh ong/ Tiếng lượn đi vòng/ Rồi chui vào quả lê ngọt/ Làm người ăn cũng xinh/ Núi như trăm voi rùng mình/ Suối như bạc ào ào chảy” (Người vùng cao). Và thẳm sâu trong anh là những nỗi nhớ quê nghĩa là nhớ về mẹ/ nhớ về những gì thân thuộc đã lặn sâu vào tiềm thức, từ những ngày ấu thơ và ở lại trong tâm trí: “Năm mươi tuổi mụ/ Sao lông tơ ria mép không cạo/ Năm mươi tuổi mụ/ Còn để mẹ giục tắm/ Sao thế hả con/ Đến bữa/ Mẹ gọi về ăn/ Con chỉ ngồi nhìn/ Mủm mỉm cười/ Sao thế hả” (Chín tháng).

Thế nên, người đàn ông, người thi sĩ đa cảm này dù ở đâu đi đâu thì hồn vía anh vẫn vọng về nơi ấy, về cái làng mà cha mẹ đã sinh thành, nuôi anh khôn lớn: “Ơi cái làng của mẹ sinh ra/ Có ngôi nhà xây bằng đá hộc/ Có con đường trâu bò đi kìn kịt/ Có niềm vui lúa chín tràn trề/ Có tình yêu tan tành tiếng thác/ Vang lên trời vọng xuống đất/ Cái tên làng Hiếu Lễ của con” (Tên làng).

Tính cách thơ của người trai trong quân ngũ Y Phương thường bắt đầu từ cảnh ngộ cụ thể, một khoảnh khắc tâm trạng mà tác giả bắt gặp, khai thác trong nhận biết mà anh dày công trải nghiệm. Đó là, một Y Phương yêu và nhớ biến ảo trong giấc mơ: “Bạn ơi nhìn kìa/ Hiu hiu gió rồi/ Từ xa xa/ Có một người/ Cưỡi lá vàng bay lại” (Lá vàng lại bay). Và nhiều lúc soi vào nhau, chàng trai cũng tự biến đổi mình: “Em/ Cơn mưa rào/ Ngọn lửa/ Có em về/ Anh mất dần thói xấu/ Biết ăn năn trước lúc bình mình” (Em/ Cơn mưa rào/ Ngọn lửa). Trong thể hiện này phải nhận thấy Y Phương có cách diễn đạt thật súc tích, thật mới lạ, vừa hồn nhiên đồng thời lại mang được dáng vẻ của thơ hiện đại: "Mùa hoa/ Người đàn bà/ Mặt đỏ phừng phừng/ Đủ sức vác đàn ông/ Chạy phăm phăm lên núi/ Mùa hoa/ Người đàn ông/ Mệt như chiếc áo rủ/ Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ” (Mùa hoa).

***
Lại nhớ những ngày cuối khóa II, Y Phương đổ bệnh hiểm nghèo. Các bạn học thay phiên nhau vào chăm sóc anh ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi cứ nghĩ hồi ấy Y Phương không qua khỏi nên "chạy" khắp các tòa soạn báo chí hoặc Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam để "bán" bài, mong có chút nhuận bút ít ỏi giúp anh. Sau này Y Phương ra cuốn thơ Tiếng hát tháng Giêng có ghi lời tặng tôi: “Mãi mãi tao không quên ơn mày”. Tôi thì nghĩ khác. Chẳng riêng gì tôi mà bạn bè cả khóa xúm vào giúp anh cơ mà. Cũng là cái tình bạn đồng học, đồng bệnh... thơ văn tương liên nữa.
(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Y Phương Một tính cách thơ của người trai trong quân ngũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO