Hoạt động hội

Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"

Thụy Phương 16:16 15/05/2025

Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí độc lập dân tộc và khát vọng hòa bình, tự do cho nhân loại. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học, nghệ thuật và đặc biệt là âm nhạc.

Âm nhạc cách mạng Việt Nam từ những năm kháng chiến đã gắn bó mật thiết với hình ảnh của Bác Hồ. Hàng trăm ca khúc ra đời trong những giai đoạn khác nhau đã khắc họa hình tượng Bác với nhiều chiều sâu và cảm xúc. Có những bài mang tính sử thi mạnh mẽ, truyền cảm hứng chiến đấu, lại có những giai điệu lắng đọng, trữ tình, thể hiện tình cảm của nhân dân dành cho vị lãnh tụ kính yêu.

z6604358205158_98d1186d4a6c1e2c44b4dcda12498573.jpg
Các khách mời tham gia tọa đàm.

Điểm lại các ca khúc viết về Người đã đi cùng năm tháng, nhạc sĩ Tiến Mạnh – Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội khẳng định: hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh được khắc họa đậm nét trong các tác phẩm âm nhạc trong các giai đoạn lịch sử và cả khi Người đã đi xa. Có thể kể tới các tác phẩm của các nhạc sĩ Lưu Bách Thụ, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Bùi Công Kỳ, Tô Vũ, Phan Huỳnh Điểu, Trần Kiết Tường, Trọng Loan, Phạm Tuyên, Lê Lôi, Chu Minh, Huy Thục, Cao Việt Bách, Thuận Yến, Trần Hoàn, An Thuyên, Văn Dung, Hoàng Hiệp, Hoàng Long... Với các góc tiếp cận, bút pháp, chất liệu khác nhau những ca khúc viết về Bác được sự đón nhận của đông đảo công chúng, có sức sống bền bỉ theo thời gian, góp phần làm nên diện mạo của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Tại tọa đàm “Lời ca dâng Bác”, các đại biểu đã cũng nhau nghe lại một số tác phẩm tiêu biểu viết về Người như: “Lời ca dâng Bác” (nhạc Trọng Loan), “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (nhạc Phong Nhã), “Em mơ gặp Bác Hồ” (nhạc Xuân Giao), “Tiếng chim trong vườn Bác” (nhạc Hàn Ngọc Bích), “Bác Hồ người cho em tất cả” (nhạc Hoàng Long – Hoàng Lân)... Đây là dịp để các hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội cùng nhau ôn lại những giai điệu quen thuộc, cảm nhận lại khí chất và tinh thần của Bác qua âm nhạc.

z6603180819491_4dbd75d55e90ea14d2c90585dff47a5c.jpg
Nhạc sĩ Vũ Thiết chia sẻ tại tọa đàm.

Bên cạnh phần trao đổi, khẳng định sức sống và giá trị của những tác phẩm âm nhạc viết về Bác, các đại biểu còn được lắng nghe những chia sẻ từ chính các nhạc sĩ có tác phẩm viết về Người, đồng thời được thưởng thức những tác phẩm của họ. Đó là nhạc sĩ Cát Vận với ca khúc “Ngọn lửa Pắc Bó” khắc họa hình ảnh Bác Hồ trong thời kỳ hoạt động cách mạng gian khổ tại chiến khu Pắc Bó, nơi khởi nguồn của tinh thần kháng chiến và lý tưởng giải phóng dân tộc. Đó là nhạc sĩ Trần Vũ Trang với ca khúc “Đường xoài hoa trắng” phổ thơ Tố Hữu với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, gợi nhắc hình ảnh con đường quen thuộc gắn liền với bước chân của Người. Đó là nhạc sĩ Trọng Lưu với ca khúc “Ngôi sao ước mơ” thể hiện sự thành kính trước lý tưởng sống cao đẹp của Bác. Và nữa, tác phẩm “Vẫn còn đây lời Bác” của nhạc sĩ Trần Việt Hưng nối dài mạch cảm xúc với những ca từ nhắc nhớ lời dạy của Bác như ánh sáng soi đường, như sợi chỉ đỏ dẫn lối cho lòng yêu nước và khát vọng phụng sự Tổ quốc; nhạc sĩ Quang Hiển với tác phẩm “Thăm làng Sen” mang âm hưởng trữ tình sâu lắng.

Mỗi tác phẩm là một tiếng nói nghệ thuật riêng biệt nhưng đều gặp nhau ở điểm chung là lòng kính yêu và sự ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những sáng tác của họ không chỉ thể hiện tình cảm cá nhân mà còn góp phần phản ánh tinh thần của cả một thế hệ nghệ sĩ luôn khát khao sáng tạo, đổi mới và gìn giữ giá trị lịch sử thông qua âm nhạc.

z6603359180208_aa8cc7ed1233adbdd2443eadfa3d4b75.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau tọa đàm.

Tọa đàm “Lời ca dâng Bác” không đơn thuần là sự kiện mang tính chuyên môn mà còn là dịp để nhìn lại những giá trị nhân văn cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những giai điệu viết về Bác sẽ tiếp tục được cất lên, lan tỏa trong đời sống tinh thần hôm nay và mai sau, truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ và người nghe trong hành trình dựng xây văn hóa, nghệ thuật./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chi bộ Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Chung sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Sáng 18/6, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự Đại hội có các đồng chí đến từ Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội: Đồng chí Nguyễn Huy Hải, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, đồng chí Đào Thị Nguyên, Phó trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy và 15 đại biểu là đảng viên Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
  • Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
    Chiều 27/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo công bố thông tin tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo thông tin nhanh về kỳ thi.
Đừng bỏ lỡ
Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO