Xét xử vụ "rút ruột" ngà voi, sừng tê giác từ kho tang vật đem bán kiếm lời

Kim Anh/TTXVN| 28/08/2018 08:17

Ngày 27-8, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nguyên cán bộ Cục Hải quan thành phố Hà Nội “rút ruột” ngà voi, sừng tê giác.

Ba bị cáo trong vụ án này gồm: Phạm Minh Hoàng (sinh năm 1982, nguyên cán bộ Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, Cục Hải quan thành phố Hà Nội) và Trần Trọng Cường (sinh năm 1974, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều lĩnh 16 năm tù về cùng tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015; Hoàng Văn Diện (sinh năm 1992, trú tại chung cư Golden Land, số 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị phạt 2 năm tù về tội “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 155, khoản 2, điểm đ - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa, đã làm rõ: Ngày 26-7-2017, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm (Cục Hải quan thành phố Hà Nội) phát hiện kho tang vật thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội bị thiếu hụt 156kg ngà voi và có dấu hiệu bị đánh tráo ngà voi giả. Sau đó, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã gửi công văn đề nghị Công an thành phố Hà Nội xác minh, điều tra làm rõ.

Tiến hành điều tra, cơ quan công an xác định, tháng 6-2016, Phạm Minh Hoàng được phân công làm thủ kho quản lý kho tang vật thuộc Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm (Cục Hải quan thành phố Hà Nội). Hoàng được giữ 2 chìa khóa ra vào kho, có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất, quản lý, bảo quản, đề xuất xử lý tang vật vi phạm bị thu giữ trong lĩnh vực hoạt động hải quan của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, ký niêm phong và dán niêm phong khóa cửa khi nhập, xuất tang vật.

Tháng 4-2017, do có nhu cầu chi tiêu cá nhân và cần tiền trả nợ nên Hoàng nảy sinh ý định lấy ngà voi từ kho tang vật đem bán lấy tiền. Hoàng đã trao đổi với Trần Trọng Cường, nhờ Cường tìm, giới thiệu người mua ngà voi để bán. Cường đồng ý và thỏa thuận với Hoàng rằng, Hoàng sẽ trả tiền môi giới cho Cường, đồng thời Hoàng thông báo mẫu ngà voi trong kho tang vật, Cường đi mua ngà voi giả để Hoàng đưa vào kho thay thế, tránh bị phát hiện.

Cường liên hệ với Hoàng Văn Diện (là người có nhu cầu mua ngà voi) và giới thiệu cho Hoàng để bán ngà voi với giá 7.000.000 đồng/kg. Mỗi lần bán ngà voi thành công, Phạm Minh Hoàng đều trả phí môi giới cho Trần Trọng Cường.

Để lấy được ngà voi từ kho tang vật, Hoàng tự ý phá bỏ niêm phong kho, dùng chìa khóa kho được giao để vào lấy ngà voi, cho vào balô và mang ra ngoài bán cho Hoàng Văn Diện. Căn cứ mẫu, số lượng, khối lượng ngà voi, Trần Trọng Cường đặt làm ngà voi giả (bằng gỗ nếu ngà voi dạng khúc và bằng nhựa nếu ngà voi dạng hạt). Đến lần giao dịch kế tiếp, Cường sẽ mang balô đựng sẵn ngà voi giả giao cho Hoàng tráo vào kho tang vật để tránh bị phát hiện và nhận balô ngà voi từ Hoàng để giao dịch tiếp.

Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng còn phát hiện Phạm Minh Hoàng đã lấy sừng tê giác từ kho tang vật đem bán cho Hoàng Văn Diện.

Tổng cộng, từ đầu tháng 4 đến tháng 5-2017, Phạm Minh Hoàng đã lợi dụng chức vụ được giao lấy 239,57kg ngà voi và 6,14kg sừng tê giác bán cho Hoàng Văn Diện thông qua Trần Trọng Cường, thu được hơn 2,9 tỉ đồng. Cường là người môi giới và trực tiếp tham gia bán ngà voi, sừng tê giác với Hoàng. Cường cũng là người mua ngà voi giả để Hoàng mang vào kho đánh tráo nhằm tránh bị phát hiện. Cường được Hoàng trả công 200 triệu đồng. Do đó, Cường đã đồng phạm “Tham ô tài sản” với Phạm Minh Hoàng trong vai trò là người giúp sức.

Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, các bị cáo đã khắc phục hậu quả tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng và được Hội đồng xét xử coi đây là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Xét xử vụ "rút ruột" ngà voi, sừng tê giác từ kho tang vật đem bán kiếm lời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO