Xe trái tuyến “tháo khoán” quanh bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm

Báo Gia đình và Xã hội| 27/08/2019 07:27

Ngay tại cổng Trường tiểu học Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) thường xuyên xuất hiện nhiều xe khách chạy tuyến Hà Nội đi các tỉnh miền Trung nhận hàng, đón trả khách thay vì vào bến xe Nước Ngầm như đăng ký.

Xe trái tuyến “tháo khoán” quanh bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm - Ảnh 1.

Nhiều xe khách chạy vượt tuyến, đón trả khách sai quy định ngay trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: PV

Xe khách "bỏ bến chạy dù"

Trong vài tháng trở lại đây, hàng trăm nhà xe đã bỏ hoạt động tại hai bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm sau khi điều chuyển luồng tuyến tại Hà Nội. Theo thống kê của Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội, trong hai tháng cao điểm (12/2018 và 1/2019), bến xe Giáp Bát có 66 đơn vị vận tải với hơn 100 xe đăng ký có số chuyến hoạt động dưới 70% quy định. Trong số này, gần 30 đơn vị vận tải không hoạt động trong nhiều tháng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn không đăng ký kế hoạch vận tải khách năm 2019 với bến xe.

Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2019, thống kê tại bến có khoảng 120 lốt xe thuộc 20 doanh nghiệp đã không hoạt động, hoặc hoạt động với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 20- 40%. Hầu hết, những nhà xe này bỏ bến, hoạt động không đủ tỷ lệ quy định được chuyển từ bến xe Mỹ Đình về.

Còn tại bến Nước Ngầm, tình trạng xe bỏ bến đã xảy ra lác đác từ năm 2018 nhưng rộ lên từ đầu năm 2019 đến nay. Tính riêng trong ba tháng đầu năm nay đã có 204 lốt xe bỏ bến, chưa kể một số lốt xe có tần suất hoạt động thấp. "Chiếm phần lớn các nhà xe bỏ bến này thuộc tuyến Nước Ngầm - Nam Định và Nước Ngầm - Thái Bình được điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình về đây vào năm 2017 vừa qua", lãnh đạo bến xe Nước Ngầm cho hay.

Điển hình về việc bỏ bến tại bến Nước Ngầm như Công ty Cổ phần Quốc tế Mỹ Đình (tuyến Nam Định - Nước Ngầm) có hàng chục xe đã đăng ký nhưng không hoạt động, không khai thác vận tải khách; Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải Hoàng Sơn chạy tuyến Nước Ngầm - Minh Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bỏ bến từ tháng 9/2018...

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhìn nhận thực tế xe Limousine chạy như tuyến cố định ngày càng bùng phát với số lượng rất lớn. Loại xe này không vào bến mà chạy lòng vòng đón khách tận nơi, ít bắt khách dọc đường, thời gian di chuyển nhanh… đang gây ra những hệ lụy lớn, vừa mất trật tự an toàn giao thông, vừa gây thất thu cho bến xe. "Việc xuất hiện các xe Limousine đưa đón tận nơi làm cho hành khách bỏ thói quen đến bến xe, khiến không ít tuyến cố định cũng phải ra ngoài cạnh tranh. Điều này, dẫn đến nghịch lý trong bến thì vắng khách nhưng tại các văn phòng đại diện của các nhà xe lại hoạt động nhộn nhịp ngày đêm, nhà xe biến văn phòng bán vé thành bến xe riêng của mình, mọi hoạt động đón, trả khách diễn ra ngang nhiên, thách thức cơ quan chức năng", ông Liên nói.

Nhức nhối hoạt động của xe khách chạy trái tuyến

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, khu vực xung quanh bến xe Giáp Bát, khu đô thị Đồng Tàu, khu vực Pháp Vân - Tứ Hiệp (bến xe Nước Ngầm) và đường Giải Phóng, Kim Đồng… luôn xuất hiện hoạt động của nhiều phương tiện xe khách chạy trái tuyến

Là tuyến đường cấm xe khách, hơn nữa còn cấm các nhà xe chạy trái tuyến đến các tỉnh phía Nam hoạt động, tuy nhiên thời gian qua, các tuyến đường thuộc khu đô thị Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) nhan nhản xe khách trái tuyến hoạt động. Tại cổng trường tiểu học Thịnh Liệt (Hoàng Mai), thường xuyên xuất hiện các xe khách mang thương hiệu "Vân Anh Limousine" chạy tuyến Thanh Hoá, liên tục nhận hàng, đón trả khách thay vì vào bến xe Nước Ngầm như đăng ký.

Điều đáng nói, những chiếc xe khách của nhà xe Vân Anh đều gắn phù hiệu "Xe tuyến cố định". Điều này đồng nghĩa với việc đây là xe tuyến cố định đăng ký hoạt động tại hai đầu bến, các hoạt động đón, trả khách được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chưc năng, mà ở đây là Sở GTVT Thanh Hoá và Sở GTVT Hà Nội, song không hiểu vì lý do gì mà lại hoạt động ngoài bến, theo kiểu xe dù, bến lậu?

Cách đó không xa, tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, PV ghi nhận các xe ô tô mang các BKS 74B-001.28; 75B-006.58 của nhà xe Minh Mập chạy tuyến Hà Nội – Huế đều đặn cứ vào khoảng 17h chiều là "vô tư" dừng đỗ trước cửa nhà máy nước Pháp Vân để đón khách. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ dừng đỗ tại đây, khi xe này đã bắt đủ khách, tài xế cho xe lưu thông ra phía đường Pháp Vân, hướng đi đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ về Thừa Thiên Huế…

Theo ghi nhận thực tế, ngoài việc sử dụng các xe ôtô giường nằm loại 40 chỗ dưới dạng xe hợp đồng du lịch vận chuyển hành khách theo tuyến Hà Nội - Huế với giá 280.000 đồng/người/lượt, mỗi ngày, nhà xe này có 2 chuyến cố định chạy từ Hà Nội - Huế từ 16 - 17h.

Trong khi đó, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định xe chở khách theo hợp đồng và xe vận chuyển khách du lịch chỉ được thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết cho cả chuyến xe; không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được hoạt động thường xuyên trên một tuyến như xe khách đăng ký chạy tuyến cố định…

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Xe trái tuyến “tháo khoán” quanh bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO