Sự kiện & Bình luận

Xã Canh Nậu (Thạch Thất): Khai mạc Hội chợ triển lãm, các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh

Nguyễn Sinh 02/03/2024 16:15

Các tác phẩm gỗ mỹ nghệ và nhiều cây cảnh tiền tỷ độc đáo, góp mặt tại Hội chợ triển lãm các sản phẩm làng nghề tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội).

Ngày 2/3, tại Khu trung tâm sân vận động Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao xã, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm giới thiệu các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất năm 2024.

z5209766151555_6b2941e6ce09800cd8464daecdf12674.jpg
Khai mạc Hội Hội chợ triển lãm các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh xã Canh Nậu 2024.

Đến dự khai mạc triển lãm có: đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung Ương; đại diện lãnh đạo Đảng ủy, UBND huyện Thạch Thất; đại diện lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức; lãnh đạo Đảng ủy, UBND, các đoàn thể nhân dân xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất. Và đại diện các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sinh vật cảnh trên địa bàn xã Canh Nậu, cùng du khách thập phương đến tham dự.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng do UBND xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất tổ chức nhằm giới thiệu những thành tựu và thúc đẩy phát triển kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn… của Xã đạt được trong thời gian qua, đồng thời quảng bá, giới thiệu các làng nghề truyền thống, sản phẩm tiêu biểu đến với người dân.

Người dân Canh Nậu vốn có nghề mộc truyền thống từ lâu đời. Hầu hết người dân trong xã là những người thợ lành nghề với bản tính thật thà, cần cù, sáng tạo.

z5209870676993_cfa1e041b43a0cfbde7151e912f4905b.jpg
Các đại biểu tham dự Khai mạc Hội chợ triển lãm các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh xã Canh Nậu năm 2024.

Năm 2003, làng nghề Canh Nậu đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp Bằng công nhận làng nghề Mộc truyền thống. Là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Canh Nậu, góp phần đưa hoạt động sản xuất của làng nghề ngày càng được quy hoạch một cách bài bản, xây dựng chỉ dẫn địa lý thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Đến nay, sản phẩm của làng nghề Canh Nậu đã có mặt khắp các tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Hội chợ gồm 60 gian hàng với hàng trăm sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đặc sắc, nhiều sản phẩm đạt giải cao tại các cuộc thi của cả nước và thành phố; có trên 500 tác phẩm cây cảnh, cây bon sai và trên 40 sản phẩm xe đạp cổ, cùng nhiều sản phẩm dịch vụ khác của các nghệ nhân giỏi, các nghệ nhân được Nhà nước công nhận, các hộ sản xuất, kinh doanh tiêu biểu trong và ngoài nước… Đến với Hội chợ, người dân được tiếp cận với các mặt hàng chất lượng, mua bán các sản phẩm truyền thống của địa phương và sản phẩm hàng hóa của các đơn vị uy tín trong cả nước…

z5209766220492_4b6af3f53c1cb904c09f40a6e065ef73.jpg
Ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng đồ gỗ mỹ nghệ.

Ngoài ra, Hội chợ còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, các nghệ nhân, hộ sản xuất kinh doanh làng nghề trong và ngoài Huyện được gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu các tác phẩm sinh vật cảnh, nông sản phẩm hàng hoá tiêu biểu, các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, tạo cầu nối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, sản phẩm làng nghề…

Bài liên quan
  • Ngày hội trải nghiệm sáng tạo cho trẻ "Vui hội chợ quê"
    Trong không khí tất bật rộn ràng của những ngày giáp Tết, nhằm mục đích đem lại cho các bé những trải nghiệm về nét văn hóa truyền thống thuần Việt, trường Mầm non Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm) đã tổ chức Hội chợ quê “Chào Xuân Giáp Thìn 2024” với những trò chơi dân gian và những gian hàng mang đậm nét truyền thống.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Xã Canh Nậu (Thạch Thất): Khai mạc Hội chợ triển lãm, các sản phẩm làng nghề mộc, sinh vật cảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO