Vượt qua thương tật để trở thành chủ doanh nghiệp

Ngô Khiêm| 29/07/2019 16:49

Là người lính trở về từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, ông Nguyễn Hùng Sơn (sinh năm 1964, hiện đang sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội) mang hơn 90% thương tật trên mình và được Nhà nước trợ cấp theo chế độ thương binh hạng 1/4. Tuy vậy, ông không hề ỷ lại mà luôn biết cách vượt qua khó khăn và khẳng định mình ở lĩnh vực kinh doanh, để rồi sớm trở thành ông chủ của một doanh nghiệp làm ăn phát đạt, tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục nhân công gồm cả thương binh và những lao động khác.

Vượt qua thương tật để trở thành chủ doanh nghiệp
Những thợ sửa xe máy của Hợp tác xã 20/10 đang miệt mài làm việc

Hợp tác xã thương binh

Vừa đặt chân đến Hợp tác xã công nghiệp 20/10 trên đường Ngọc Lâm (quận Long Biên) - nơi ông Nguyễn Hùng Sơn làm chủ, tôi đã thấy một cơ sở rộng lớn hàng trăm mét vuông với bộn bề xe máy, phụ tùng xe máy, nhân công và tấp nập khách hàng ra vào. Người đàn ông ấy khoác trên mình bộ quần áo lính giản dị, đeo kính râm, tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình ra đón tiếp. 

Dẫn tôi qua xưởng lên tầng hai khá khang trang. Quan sát phòng họp, tôi thấy hàng chữ kỉ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7) được in trên phông chữ màu đỏ, treo trang trọng trên cao. Cao hơn nữa là tượng Bác, là huy hiệu Đảng, là dòng chữ “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”. Trên bức tường là những khung ảnh cũ kĩ của các vị lãnh đạo Chính phủ, quân đội đã từng đến thăm cơ sở được treo trang nghiêm, ngay ngắn như: Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Đàm Quang Trung….

Sau khi nhâm nhi chén chè đặc, ông Sơn bồi hồi nhớ lại những năm 80 của thế kỉ trước, khi trở về từ cuộc chiến ông bị những viết thương đeo đẳng, đặc biệt là trên đôi mắt khiến việc đi lại hết sức khó khăn lại thêm bản tính tự ti nên ông chỉ quanh quẩn ở nhà. Thế rồi, may mắn đã mỉm cười với ông khi được Nhà nước chữa trị tận tình, chu đáo để những vết thương dần ổn định hơn. Ông se duyên với cô gái Hà thành rồi hai vợ chồng bàn kế sinh nhai. Sức khỏe yếu không thể làm việc nặng nhọc được và ông nghĩ mình phải làm công việc mới hơn, hiệu quả hơn chứ không thể chạy xe ba gác như nhiều thương binh khác được. 

Thấu hiểu được sự vất vả, thiệt thòi của các thương binh trong Hội Thương binh thành phố, ông đã cùng 20 hội viên khác dồn hết vốn liếng thuê một cơ sở của Nhà nước và xin cấp phép làm mô hình Hợp tác xã 20/10. Ban đầu, cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nội thất sau rồi chuyển sang máy biến thế nhưng không mấy hiệu quả. Sau vài năm nghiên cứu, quan sát thị trường, tích lũy kinh nghiệm ông đã đề xuất mở xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe máy. Đó là một trong những cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng xe máy đầu tiên ở Hà Nội. 

Vốn xuất thân là những người lính, không được đào tạo bài bản về kĩ thuật lẫn kinh doanh nhưng với sự mày mò, ham học hỏi, sáng tạo mà ông Sơn cùng các đồng nghiệp đã dần thuần thục và trở thành những người thợ lành nghề. Khi cơ sở ăn nên làm ra, ông đã chủ động tuyển thêm người có trình độ học vấn cao vào làm việc nhưng thành phần chủ chốt vẫn là các thương binh. 

Mang lợi ích cho cộng đồng

Trẻ em vô gia cư, nghèo khó lên thành phố kiếm sống cũng được ông Sơn thương tình nhận vào đào tạo học nghề và giữ lại làm việc lâu dài. Trường hợp em Nguyễn Văn Khánh (22 tuổi, quê Thanh Hóa) nhà nghèo, bỏ học lên Hà Nội đánh giầy, tối về không có chỗ ngủ em thường nằm ở gầm cầu Long Biên. Thấy vậy, ông Sơn nhận em vào học việc từ năm em 14 tuổi. Qua nhiều năm làm việc ở đây, em đã trưởng thành, thạo việc hơn nhiều và đang có dự định tích cóp vài năm nữa sẽ về quê mở cửa hiệu riêng.

Hiện tại, các hội viên ban đầu của cơ sở đã đến tuổi nghỉ hưu, họ thường tham gia công tác tham mưu, quản lý và nhường lại công việc sửa chữa, bảo dưỡng cho khoảng 20 bạn trẻ có độ tuổi từ 20 đến 30 với mức thu nhập hàng tháng từ 4 đến 6 triệu đồng mỗi người. Hàng tuần các hội viên vẫn đến họp để đề ra những phương hướng, kế hoạch cho cơ sở và bên cạnh đó Hợp tác xã 20/10 còn là nơi để họ giao lưu, trao đổi, bầu bạn lúc tuổi già. 

Trao đổi với ông Nguyễn Thiên Sơn - người từng gắn bó với Hợp tác xã 20/10 từ những ngày đầu tiên, ông trải lòng: “Ngày đầu thành lập, chúng tôi luôn gặp phải những cái dè bỉu, lời ra tiếng vào của láng giềng xung quanh. Những câu nói đau như xé vào trái tim chúng tôi như mấy ông thương binh ăn còn không xong huống chi là thành lập cơ sở kinh doanh. 20 anh em chúng tôi đã luôn động viên, bảo ban, sát cánh bên nhau, chính những câu nói ấy đã khiến chúng tôi phải quyết tâm hơn, mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn để xã hội có cái nhìn lạc quan về thương binh. Chúng tôi là lính cụ Hồ, từng “vào sinh ra tử” ở cuộc chiến vì thế sẽ không có khó khăn gì có thể cản đường chúng tôi được. Và tôi cũng tin tưởng rằng cơ sở sẽ ngày càng lớn mạnh trên những tiền đề có sẵn, xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho khách hàng”. 
Còn ông chủ Nguyễn Hùng Sơn lại trăn trở về nạn “núp bóng thương binh” chạy xe ba gác trên địa bàn Thủ đô. “Có những con người khỏe mạnh, lành lặn sao lại “cướp” đi “miếng cơm manh áo” của cánh thương binh chúng tôi. Tôi rất mong chính quyền sẽ đi sâu, đi sát và xử lý nghiêm minh những đối tượng này”, ông Sơn trầm ngâm cho biết.
Chia tay ông Sơn và Hợp tác xã 20/10 tâm huyết của một nhóm các thương binh trên địa bàn Thủ đô, lòng tôi bộn bề với suy nghĩ về những người lành lặn như mình cần phải cố gắng hơn rất nhiều. Và chính những người như ông Sơn đã truyền cảm hứng cho tôi để dấn thân và làm tốt công việc mà xã hội tin tưởng giao cho.
(0) Bình luận
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Vượt qua thương tật để trở thành chủ doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO