Vườn treo Babylon

Trần Mạnh Thường| 26/11/2021 11:54

Vườn treo Babylon
Mô hình vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, được nhắc đến trong lịch sử văn hóa Hy Lạp. Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon là món quà đặc biệt của vua Nabuchadnezzar tặng hoàng hậu là công chúa xứ Media.

Vườn treo Babylon xây dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Euphrate, thuộc lưu vực Lưỡng Hà, cách Baghda - thủ đô của Iraq ngày nay khoảng 50km về phía Nam. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khu vực Lưỡng Hà trở thành cái nôi nền văn minh cổ đại của nhân loại và luôn bị kẻ mạnh dòm ngó, thôn tính. Chính vì vậy mà lịch sử Lưỡng Hà ghi chép lại nhiều cuộc chiến tranh tương tàn. Trong những cuộc chiến tranh đẫm máu đó, vua Nabuchadnezzar (605 - 562 Tr.CN), con trai vua Naboplarshar, vị vua nổi tiếng nhất của vương quốc Chaldée đã chiến thắng. Ông xây dựng vương quốc mình trên sự bại vong của đế quốc Assyrie và chọn Babylon làm thủ đô. Đồng thời ông cũng không ngừng mở rộng lãnh thổ, vó ngựa trường chinh của ông rong ruổi khắp Seria, Palestine. Năm 597 và 586 Tr.CN, ông đã hai lần vây hãm Jerusalem diệt vương quốc Israel, bắt tất cả quý tộc, tăng lữ, nhà buôn, thợ thuyền Do Thái về quản thúc ở Babylon. Năm 567 Tr.CN, ông lại mang quân đi chinh phạt Ai Cập, cướp bóc của cải. Với khát vọng quyền lực, Nabuchadnezzar II đã ra sức xây dựng Babylon thành một thủ đô tráng lệ, nguy nga, một trung tâm văn hóa, công thương nghiệp sầm uất của vùng Tây Á thời bấy giờ. 

Vườn treo Babylon
 Bản vẽ tái tạo lại vườn Babylon
Các nhà khảo cổ học đã khai thác được thành có chu vi 16 km, tường thành xây bằng gạch cao 30m, dày 8,5m, có tất cả 7 cửa ra vào với nhiều tháp canh. Hoàng thành được trang trí nhiều phù điêu và tượng đài. Cửa thành phía Bắc xây gạch lưu ly màu. Trong thành có một tòa tháp gọi là tháp Babel (có nghĩa là cổng trời). Theo truyền thuyết tháp Babel chưa bao giờ được xây xong, bởi vì luôn luôn có sự xung khắc giữa trời và đất. Ngày nay, nơi dựng tháp chỉ còn là một cồn cát, sa mạc đã nhấn chìm tất cả. Giờ đây người ta chỉ biết Babel qua sự mô tả của lịch sử. 

Nổi lên giữa thành phố tráng lệ này là một công trình độc đáo do vua Nabuchadnezzar II xây dựng để tặng nàng công chúa Amitiser của xứ Mèdes, Hoàng hậu sủng ái của ông, một người rất say mê với cảnh núi non, thung lũng xanh tươi xung quanh, nhằm làm cho bà khuây khỏa nỗi nhớ quê nhà. Đó là vườn treo Babylon.

Vườn treo Babylon được xây trên một quả đồi nhỏ. Đó là một khu vườn có dạng hình vuông, gồm 4 tầng. Tầng dưới cùng có kích thước lớn nhất (246x246m), nằm trên một hệ thống cột 25x25 chiếc. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi. Cụ thể đến tầng hai còn 21x21 cột, tầng ba còn 17x17 cột, đến tầng trên cùng chỉ còn 13x13 cột. Kích thước cũng thu nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ bằng một nửa diện tích tầng cuối cùng là (123x123m). Như vậy, toàn bộ vườn treo trông giống như một chiếc tháp hình trụ vuông cụt. Đây là loại tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Trên mỗi tầng của tháp là một vườn phẳng, xây bằng những khối đá dài 5m, rộng 1,2m, được đặt trên các tường dày. Trên các tấm đá này, trải một tấm chì, chống thấm, ngăn cho nước không thấm xuống tầng dưới, đồng thời trên tấm chì phủ một lớp lau sậy nghiền nát trộn với nhựa đường. Trên cùng đổ một lớp đất màu mỡ để trồng các loại cây cối kể cả những cây cổ thụ. Để giữ độ ẩm cho vườn, người ta bố trí một hệ thống cống rãnh cho dòng nước từ trên cao chảy thoai thoải xuống, tưới cho toàn khu vườn.

Qua các cuộc khai quật khảo cổ, ta thấy việc giải quyết vấn đề nguồn nước tưới cho vườn treo rất tốt và rất khoa học, trong đó sử dụng máy thủy lực để quay một hệ thống gầu đưa nước lên tưới cho vườn treo. Nước được lấy từ 3 giếng. Phụ trách việc tưới nước cho vườn luôn luôn xanh tươi là những nô lệ làm việc quần quật suốt ngày đêm.

Để làm đẹp lòng hoàng hậu, nhà vua đã không tiếc công sức, tiền bạc cho người đi khắp nơi tìm kiếm các loại kỳ hoa, dị thảo đem về trồng ở khu vườn này. Vườn treo Babylon đánh dấu một thời vàng son của lịch sử Lưỡng Hà, thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của vương quốc Chaldée. 

Hoàng đế Nabuchadnezzar II trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Sau cái chết của nhà vua, mọi thứ đồ đạc của cải, trong đó có cả vườn treo Babylon theo năm tháng cũng tàn lụi dần, cuối cùng rơi vào tay người Ba Tư và từ đó chẳng bao giờ có cơ hội để trỗi dậy được nữa.

Ngày nay, vườn treo Babylon bị vùi sâu dưới lớp bụi thời gian, và dù nó không còn để lại dấu tích gì và chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng của các nhà văn, nhà thơ, các sử gia… nhưng hình bóng của nó vẫn vang vọng mãi, vẫn còn hiện hữu đâu đây, trước con mắt của du khách, giữa sa mạc nóng bỏng  của  xứ sở “nghìn lẻ một đêm” đầy huyền bí. 
(0) Bình luận
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Ba Đình: Bước chuyển mình mạnh mẽ tiến vào kỷ nguyên mới
    Với phương châm “Đoàn kết - Hành động - Kỷ cương - Trách nhiệm – Hiệu quả”, năm 2024 khép lại, quận Ba Đình đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Với những dấu ấn năm 2024, quận Ba Đình tiếp tục khẳng định vị thế “Quận anh hùng của Thủ đô anh hùng, Quận Văn hóa của Thủ đô Văn hiến, Quận yên bình của Thành phố hòa bình”.
  • Thủ đô Hà Nội tiếp tục ghi tên trên bản đồ du lịch thế giới
    Thủ đô Hà Nội của Việt Nam vinh dự xếp thứ 7 trong danh sách này. Trang TripAdvisor miêu tả Hà Nội là một thành phố quyến rũ với sự giao thoa hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại trong hạng mục mở đầu của Travelers' Choice Awards 2025, giải thưởng do du khách toàn cầu bình chọn, được công bố vào ngày 9/1.
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
Vườn treo Babylon
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO