Đời sống văn hóa

“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long

Đình Thế 09/09/2024 10:39

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu 2024”.

trung-thu-2-3682(1).jpg
Không gian trưng bày "Vui Tết Trung thu 2024" tại Hoàng thành Thăng Long.

Theo ban tổ chức, chương trình diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước cơn bão số 3 (bão Yagi), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội xin tạm ngừng đón khách tham quan vào ngày thứ 7 (7/9) và sẽ tiếp tục trở lại vào ngày Chủ nhật (8/9).

Chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” là hoạt động thường niên vào dịp Tết Trung thu của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, nhằm phục vụ các cháu thiếu nhi, nhân dân Thủ đô và du khách bốn phương với nhiều hoạt động phong phú như: Trưng bày đồ chơi Trung thu xưa, trải nghiệm làm các loại đồ chơi Trung thu truyền thống, biểu diễn múa lân sư.

Nội dung trưng bày gồm 2 chủ đề: Tết Trung thu truyền thống và cung đình. Không gian trưng bày Trung thu truyền thống gồm các gian hàng đồ chơi Trung thu xưa như trống lân, trống ếch, trống bỏi, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đèn kéo quân, đèn ông sư, đèn sao, đèn thỏ, tôm cá.

Đặc biệt hấp dẫn nhất là các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền nay được Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và Nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng lại như đèn cua sống, cua chín; cá chép trông trăng, cá chép hóa rồng; đèn rồng, kỳ lân, phượng, thỏ, bướm, ong, heo, ngựa; đèn quả đào, quả lựu, quả phật thủ từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán.

Bên cạnh đó, bước đầu tiến hành trưng bày một số pano giới thiệu tư liệu và hình ảnh diễn giải về Tết Trung thu trong cung đình thời Lý với điểm nhấn về nghệ thuật biểu diễn rối nước mùa Thu.

trung-thu-1-6728.jpg
Mặt nạ đồ chơi dân gian trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.

Vào các ngày 14 và 15/9 sẽ có biểu diễn nghệ thuật múa sư tử trong khung giờ 10 giờ, 11 giờ, 15 giờ 30 và 16 giờ 30.

Các hoạt động trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu, bánh Trung thu sẽ diễn ra vào các ngày 14 và 15/9 vào khung giờ từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 14 giờ đến 17 giờ.

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào giữa mùa Thu, ngày rằm tháng Tám âm lịch. Từ xa xưa, Tết Trung thu đã là một trong những ngày hội lớn nhất trong năm. Đây là thời điểm khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, triều đình và Nhân dân ta mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi.

Tất cả các hoạt động này đều diễn ra tại Khu di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (số 9 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), hứa hẹn mang đến một không khí Trung thu truyền thống, đầy màu sắc và ý nghĩa cho mọi người tham gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
  • Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
    Với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2025.
Đừng bỏ lỡ
“Vui Tết Trung thu” tại Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO