Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quận Thanh Xuân đảm bảo mọi trẻ em trên địa bàn được vui Tết Trung thu 2024

Phạm Hoa 29/08/2024 20:57

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa vừa thông tin, thực hiện Kế hoạch số 209/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố năm 2024, quận Thanh Xuân sẽ tổ chức hoạt động “Tết Trung thu năm 2024” với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”.

Lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân nhấn mạnh, việc tổ chức hoạt động Tết Trung thu năm 2024 trên địa bàn quận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

thanh-xuan-3.jpeg
Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng trao quà cho trẻ em phường Nhân Chính nhân dịp Tết Trung thu. (Ảnh tư liệu).

Bên cạnh đó, huy động sự chung tay của cả cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội cho mọi trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi nói riêng trên địa bàn Thành phố được sống trong môi trường an toàn, bình đẳng, thân thiện, lành mạnh.

“Việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 còn nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách có liên quan đến trẻ em nhằm đảm bảo quyền trẻ em, thu hút trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Quan tâm đầu tư, bố trí nguồn lực và tăng cường huy động nguồn lực của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa, cho biết.

Các hoạt động tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ em phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, tiết kiệm, hiệu quả và thiết thực. Tăng cường giao lưu đoàn kết giữa thiếu nhi các phường, các trường, các cơ quan đơn vị trên địa bàn quận, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và thu hút đông đảo trẻ em trên địa bàn quận tham gia. Đảm bảo mọi trẻ em sống trên địa bàn quận được vui Tết Trung thu; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định được quan tâm, hỗ trợ và tặng quà đầy đủ, kịp thời trong dịp Tết Trung thu việc tặng quà đảm bảo đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch, không bị nhầm, không bỏ sót đối tượng, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa.

Theo kế hoạch tổ chức Tết Trung thu năm 2024, UBND quận Thanh Xuân sẽ đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử quận/phường, hệ thống đài truyền thanh phường các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đăng tải Thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch Nước; nêu gương điển hình trong công tác này; phát huy các mô hình gương gia đình hiếu học, gương ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền... Vận động cộng đồng quan tâm, ủng hộ công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; lên án các hành vi xâm hại, ngược đãi và bạo lực đối với trẻ em.

trung-thu.jpg
Quận Thanh Xuân tổ chức hoạt động “Tết Trung thu năm 2024” với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” tại tất cả các phường địa bàn.

Tuyên truyền trực quan qua các hình thức thông báo trên bảng tin, treo banner, băng rôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường phố chính, thông tin hoạt động trung thu của quận, các phường, cũng như tại các cuộc họp tổ dân phố, khu dân cư. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các hoạt động sáng kiến, hội thi... nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền trẻ em, đưa ra các giải pháp bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng tại gia đình, trường học, cơ sở trợ giúp trẻ em và cộng đồng.

Trong dịp Tết Trung thu năm 2024, UBND quận Thanh Xuân tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em theo quy định tại Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, quận thăm và tặng quà cho 3 đơn vị trẻ em khuyết tật; tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn quận.

Đối với việc tổ chức “Đêm hội trăng rằm”, cấp phường lựa chọn thời gian tổ chức từ ngày 12/9 đến ngày 17/9 (tức ngày 10/8 đến 15/8 âm lịch). Tùy điều kiện cụ thể, khuyến khích các phường tổ chức Đêm hội trăng rằm tại tất cả tổ dân phố, khu dân cư. Trong khi đó, “Đêm hội trăng rằm” cấp quận diễn ra vào tối 13/9 (ngày 11/8 âm lịch) tại Trường THCS Việt Nam – Angiêri (phường Thanh Xuân Bắc).

trung-thu-56.jpg
Mỗi dịp Tết Trung thu, “Đêm hội trăng rằm” trở thành ngày hội với các em nhỏ tại quận Thanh Xuân. (Ảnh tư liệu).

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa thông tin thêm, 100% UBND các phường trên địa bàn quận phải ban hành kế hoạch tổ chức “Tết Trung thu năm 2024” trước ngày 30/8/2024, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em, mỗi trẻ em trên địa bàn khu dân cư, tổ dân phố đều được vui Tết Trung thu. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, thăm hỏi động viên và tặng quà dưới các hình thức linh hoạt, phù hợp.

Đồng thời, chính quyền các phường rà soát, lập danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND của HĐND Thành phố, lựa chọn 5 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em thuộc hộ cận nghèo vươn lên trong học tập đề nghị nhận quà tại “Đêm hội Trăng rằm” cấp quận và gửi lịch tổ chức “Đêm hội trăng rằm” của phường về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Thanh Xuân trước ngày 1/9/2024.

“Các đơn vị khi tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu, hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu phải thực hiện nghiêm túc công tác rà soát, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức các hoạt động, kiểm tra khu vực sân khấu trẻ biểu diễn... để loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ cho trẻ em khi sử dụng các đồ chơi Trung thu có nguyên vật liệu có nguy cơ gây cháy nổ cao, hạn chế việc đốt lửa trại, pháo hoa trong các hoạt động phá cỗ Trung thu tập trung đông trẻ em” - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Đặng Khánh Hòa, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • “Lính thời bình” - những trang ký sự ấm nóng, đượm nghĩa tình
    Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Lính thời bình” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng – một cây bút đã gắn bó trọn ba thập kỷ với nghiệp lính và nghiệp báo. Đây là tập sách ký sự độc lập thứ 3 của anh trong vòng hai năm trở lại đây, tiếp tục khẳng định sức bền lao động nghệ thuật và chiều sâu vốn sống quân ngũ.
  • Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa
    Sáng 11/5, tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa – lịch sử “kết duyên” cùng hội họa" do NXB Kim Đồng phối hợp với Viện Pháp tổ chức đã diễn trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam và Những ngày văn học châu Âu 2025. Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt hai cuốn truyện tranh "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới". Hai tác phẩm như lát cắt lịch sử sinh động, tái hiện bằng hình họa và màu sắc số phận những người Việt tha hương giữa thế kỷ XX đầy biến động.
  • Biểu dương 48 điển hình tiên tiến CNVCLĐ Thủ đô học tập và làm theo Bác
    Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác.
  • Phở cuốn Ngũ Xã – Biến tấu độc đáo của phở truyền thống
    Giữa tiết trời đầu hạ của Hà Nội, những cơn gió nhẹ ven hồ thơ mộng của Thủ đô ngàn năm tuổi, ta lại có lý do để tìm về những món ăn mát lành, thanh đạm. Hà Nội có nhiều món ngon để lựa chọn, nhưng có một thức quà đặc biệt, chỉ cần nhắc tên là ta nhớ ngay đến một góc phố nhỏ, ven hồ Trúc Bạch – nơi được ví như “thủ phủ” của món ăn ấy: Phở cuốn Ngũ Xã.
Đừng bỏ lỡ
Quận Thanh Xuân đảm bảo mọi trẻ em trên địa bàn được vui Tết Trung thu 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO