Đời sống văn hóa

Lễ hội Trung thu năm 2024: Đưa các em nhỏ đến với ước vọng tương lai từ văn hóa truyền thống

Phạm Hoa 27/08/2024 15:18

Lễ hội Trung thu năm 2024 do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức sẽ có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc góp phần tôn vinh, gìn giữ Tết Trung thu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt đưa các em nhỏ đến với ước vọng tương lai qua nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông, nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, Bộ VH-TT&DL sẽ tổ chức “Lễ hội Trung thu năm 2024” từ ngày 13/9 đến ngày 16/9/2024 (11 – 14 tháng 8 năm Giáp Thìn) tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

trung-thu2.jpg
“Lễ hội Trung thu năm 2024” từ ngày 13/9 đến ngày 16/9/2024 tại thành phố Ninh Bình có nhiều hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật hấp dẫn. (Ảnh tư liệu/minh họa).

Ông Tạ Quang Đông nhấn mạnh, Lễ hội Trung thu năm 2024 là hoạt động nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc. Các hoạt động trong Lễ hội sẽ cùng các em nhỏ đến với những giấc mơ, những câu chuyện thần kỳ, ước vọng tương lai góp phần hoàn thiện nhân cách của con người Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, Bộ VH-TT&DL sẽ tổ chức nhiều hoạt động, chương trình tại “Lễ hội Trung thu năm 2024”.

“Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, là cơ hội đoàn viên mà còn là sân chơi mang lại niềm vui và hạnh phúc để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về các phong tục truyền thống của dân tộc. Những khoảnh khắc vui vẻ, những trò chơi và hoạt động cùng gia đình, bạn bè sẽ là những kỷ niệm đẹp của các em”

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông.

Cụ thể, không gian sắp đặt với chủ đề “Tết Trung thu qua những món đồ chơi” giới thiệu những đồ chơi trung thu không chỉ đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ, là lời nhắn nhủ, lời chúc thầm lặng và sâu sắc của cha ông ta với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học và sự thành đạt. Một không gian vui Tết Trung thu theo phong cách truyền thống luôn mang lại nhiều cảm xúc bởi đó là kí ức, tuổi thơ và nguồn cội. Tại không gian này các loại đồ chơi Trung thu truyền thống: đèn kéo quân, đầu lân sư, tiến sĩ giấy, mặt nạ giấy bồi, lồng đèn cá chép, đèn ông sao, tò he, thiên nga bông, trống ếch... rực rỡ sắc màu sẽ được giới thiệu tới các em nhỏ.

Tại Lễ hội còn có hoạt động vui chơi, trải nghiệm như hướng dẫn, trải nghiệm nghề truyền thống, làm đồ chơi, đồ thủ công. Các em nhỏ sẽ được nghe kể về lịch sử làng nghề, được xem các nghệ nhân đầy tâm huyết làm nghề, được tự mình làm ra các sản phẩm xinh xắn như nặn gốm, vuốt gốm, ghép tranh gốm, đan móc thủ công, in tranh dân gian - họa màu, làm dép lốp, ép hoa khô, thêu thổ cẩm, chần bông ghép vải, làm bánh truyền thống...

den-ong-sao.jpg
Lễ hội Trung thu năm 2024 có các không gian trải nghiệm như làm đèn ông sao truyền thống. (Ảnh tư liệu).

Đồng thời, Ban tổ chức Lễ hội có các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật giúp các em được tập biểu diễn với những bộ môn xiếc phù hợp: đi xe đạp 1 bánh; thăng bằng trên con lăn, bóng, thang tre; cà kheo, tung hứng, lắc vòng; bóng bay nghệ thuật...; nghệ sĩ biểu diễn, hướng dẫn các em những tiết mục rối cạn, rối nước vui nhộn, độc đáo. Trải nghiệm ca - múa - nhạc - khiêu vũ, thời trang nhí: giúp các em phát triển kĩ năng, khơi dậy năng khiếu, tạo một sân chơi lành mạnh sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp. Tham gia tìm hiểu, trải nghiệm, chơi cờ vua - môn thể thao trí tuệ, biểu diễn võ thuật cổ truyền, múa lân - sư - rồng.

Trong khuôn khổ Lễ hội còn có các hoạt động hữu ích hướng dẫn các em nhỏ kỹ năng khi gặp sự cố cháy nổ; kỹ năng giải cứu, sơ cứu người bị nạn. Đây sẽ là những bài học quý giá giúp các em bình tĩnh ứng phó với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hạn chế tối đa thiệt hại. Khu trưng bày, trải nghiệm “Trang sách với tuổi thơ” lại giới thiệu những trang sách hay, hướng cho các em ham đọc sách, yêu sách. Hoặc khu vực trải nghiệm “Chạm vào thế giới sắc màu” là nơi các em nhỏ được đắm chìm vào bảng màu rực rỡ của thế giới hội họa để tự tay vẽ nên nơi mình muốn đến, chinh phục và khám phá những điều mới mẻ. Trải nghiệm mỹ thuật trên trứng khủng long; khám phá dấu chân tiền sử; ký họa đường phố; trang trí tranh gỗ, ghép tranh gỗ.

Bên cạnh đó, tại Lễ hội Tết Trung thu năm 2024 còn có hoạt động tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho trẻ em; hướng dẫn các em kỹ năng lái xe an toàn, thực hành trên sa hình. Chương trình làm đồ thủ công; thử thách siêu trí nhớ, mini game có thưởng; tư duy logic với đồ chơi giáo dục thông minh; lắp ráp mô hình mini, hướng dẫn giải mã các khối Rubik…

Tại khu vui chơi trẻ em trong Lễ hội, các em nhỏ được vui chơi với các thiết bị vận động ngoài trời, tàu hỏa, máy bay, nhà phao… và tham gia các trò chơi dân gian: ô ăn quan, cướp cờ, đánh chuyền, bịt mắt bắt dê, cà kheo, nhảy sạp, nhảy bao bố, nhảy lò cò… thu hút các em tham gia, qua đó được rèn luyện, trở nên nhanh nhẹn, khéo léo và hoạt bát hơn.

trung-thu-23.jpg
Không gian đón Trung thu tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội (Ảnh tư liệu/ Thanh Tùng).

Đặc biệt, trong các buổi chiều và tối Lễ hội diễn ra, các em nhỏ sẽ được đắm chìm trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật như “Vui đón Trung thu” do các nghệ sĩ đến từ Hà Nội biểu diễn; chương trình fashion show “Ngày xửa, ngày xưa...”, “Ánh trăng tuổi thơ” (nhóm các nghệ sĩ Hà Nội, Ninh Bình, Đội múa Cung Thiếu nhi Hà Nội biểu diễn). Chương trình “Vườn cổ tích”; “Đêm hội Trăng rằm”, trình diễn nghệ thuật dân gian, hiện đại; “Rước đèn trông trăng”; Chương trình nghệ thuật - trình diễn thời trang “Vọng nguyệt - Ký ức miền Cố đô”...

“Lễ hội Trung thu năm 2024 mang đậm chất truyền thống, được tổ chức với nội dung đa dạng, ý nghĩa, thiết thực, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh và hấp dẫn phục vụ các em thiếu niên, nhi đồng. Các cháu thiếu niên, nhi đồng được tham gia tất cả các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, thưởng thức nghệ thuật hoàn toàn miễn phí” - Thứ trưởng Tạ Quang Đông, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Hà Nội tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dịp Tết Trung thu
    Tết Trung thu năm 2024 đang đến gần, dự báo nhu cầu tiêu dùng đối với các loại bánh, kẹo, nước giải khát, nhất là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống tăng đột biến. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có xuất xứ rõ ràng, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm, thành phố Hà Nội đã lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Trung thu năm 2024: Đưa các em nhỏ đến với ước vọng tương lai từ văn hóa truyền thống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO