Đời sống văn hóa

“Không gian Tết Trung thu xưa” sắp được tái hiện tại quận Tây Hồ

Bảo Trâm 07/09/2024 07:38

“Không gian Tết Trung thu xưa” nằm trong chuỗi hoạt động được UBND quận Tây Hồ tổ chức từ ngày 13/9-16/9/2024 hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chào đón Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.

tx.jpg
Không gian Tết Trung thu xưa đang được lắp dựng thành các gian hàng có thiết kế đậm nét văn hoá Bắc Bộ.

Đặc biệt, khai mạc chương trình “Đêm hội trăng Rằm 2024” gắn với “Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa” diễn ra vào tối ngày 14/9/2024 sẽ là một sự kiện văn hoá, một không gian ngập tràn màu sắc Trung thu dành cho các bạn nhỏ trên địa bàn Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung.

Tết Trung thu từ lâu đã trở thành một trong những tết truyền thống lớn trong năm, được các vùng miền tổ chức với những bản sắc, phong tục riêng. Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám hàng năm nên còn gọi là Tết trông trăng. Trong phong tục dân gian truyền thống, Trung thu không chỉ là ngày tết của trẻ thơ mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau.

Nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho trẻ em một không gian vui chơi bổ ích nhân dịp tết Trung thu, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh quận Tây Hồ, UBND quận sẽ phối hợp với Viện nghiên cứu văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức Tết trung thu với không gian trưng bày chủ đề "Trở về Trung thu xưa" tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ.

Hiện tại, không gian Tết Trung thu xưa đang được lắp dựng thành các gian hàng có thiết kế đậm nét văn hoá Bắc Bộ, rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: sân đình, bến nước, cây khế, bờ ao, lũy tre, hàng rào, giếng khơi, lu nước với chiếc gáo dừa… tạo tổng hòa thành kiến trúc đặc sắc với diện tích tổ chức thực hiện khoảng 500 - 1.000m2.

Khi đến thưởng ngoạn không gian Tết Trung thu xưa, người dân và du khách còn được thưởng thức ẩm thực Tây Hồ, được tham quan và tham gia vào các hoạt động sự kiện đặc sắc như: trưng bày mâm ngũ quả và cắm hoa truyền thống; thưởng trà sen Tây Hồ; hướng dẫn làm bánh trung thu truyền thống; thưởng thức chè sen, chè cốm; tham quan không gian trưng bày ảnh nghệ thuật trung thu truyền thống; không gian hướng dẫn làm đồ chơi truyền thống, đồ chơi trung thu, vẽ mặt nạ giấy bồi, mặt nạ truyền thống, đèn ông sao, đèn con cua, đèn con cá cổ truyền, nặn tò he, chuồn chuồn tre, đèn kéo quân, hoạt động treo đèn lên cây ước nguyện... hoặc chiêm ngưỡng, tham gia cuộc thi múa lân, các trò chơi dân gian như nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, cờ tướng, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, chơi chuyền, bắn bi…, hoạt động nấu xôi, lễ hội rước đèn và thả đèn hoa đăng...

Bên cạnh đó, các chương trình biểu diễn đặc biệt được tổ chức bao gồm: trình diễn thời trang trẻ em, trình diễn áo dài; trình diễn các hoạt động ca múa nhạc như hát chèo, hát Bội, biểu diễn ca nhạc, nhạc cụ truyền thống...

Hy vọng, những hoạt động phong phú, hấp dẫn tại Không gian Tết Trung thu xưa sẽ mang đến cho người dân, du khách những phút giây thư giãn, sảng khoái và thực sự cảm nhận được Tết Trung thu xưa của Hà Nội tại Tây Hồ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
  • Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng
    Bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội vừa cho biết, 6 tháng năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,56 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội 6 tháng năm 2025 ước đạt 62,366 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Hợp nhất Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam
    Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 24/6/2025 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ VHTTDL, đồng thời chỉ đạo việc tổ chức lại, sắp xếp lại các đơn vị này theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
  • Thị xã Sơn Tây sẵn sàng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Thành ủy Hà Nội và Công văn số 5537-CV/BTCTU ngày 16/6/2025 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Ban thường vụ Thị ủy Sơn Tây triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là bước đi quan trọng nhằm thực hành, kiểm nghiệm các mô hình tổ chức, quy trình vận hành mới, chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
“Không gian Tết Trung thu xưa” sắp được tái hiện tại quận Tây Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO