Vũ Văn Thoan Một chặng đường thơ

Quang Hoài| 11/08/2021 16:30

Vũ Văn Thoan Một chặng đường thơ

Chân trời thi ca không lúc nào không rộng mở và đón đợi hào phóng đối với tất cả những ai kỳ vọng và tìm đến nó với tấm lòng say mê chân thành, coi thi ca là sản phẩm tinh thần dung dưỡng cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, vươn tới Chân - Thiện - Mỹ. Vũ Văn Thoan đến với thi ca bằng tấm tình và niềm khát khao tự thân như thế. Anh say mê chân thành và sáng tác miệt mài không ngơi nghỉ hết sức đáng yêu, với hy vọng và niềm khát khao góp một tiếng thơ cho đời. Chẳng thế mà chưa đầy 9 năm, khởi nghiệp từ năm 2013 đến nay 2021, anh đã cho ra mắt bạn đọc 9 tập thơ và 6 trường ca. Chính thành quả sáng tạo đó đã khẳng định Vũ Văn Thoan đang vào độ bừng khởi về cảm xúc và sung mãn về bút lực.

Vũ Văn Thoan Tuyển Một - Thơ là một tuyển thơ do tác giả tự tuyển chọn từ 9 tập thơ đã xuất bản trước năm 2020: Tri âm - Nxb Quân đội Nhân dân, 2013; Nghĩa tình - Nxb Quân đội Nhân dân, 2014; Về sông Sen - Nxb Hội Nhà văn, 2015; Nổ và soi - Nxb Hội Nhà văn, 2016; Nỗi riêng - Nxb Hội Nhà văn, 2017; Mấy nỗi còn xanh - Nxb Hội Nhà văn, 2018; Dấu mùa - Nxb Hội Nhà văn, 2019; Gói chiều - Nxb Hội Nhà văn, 2020; Mùa bay vàng cánh ong - Nxb Hội Nhà văn, 2020, và một số bài thơ anh mới sáng tác gần đây. Theo tôi, đây là sự ghi nhận và khẳng định một chặng đường thơ của nhà thơ Vũ Văn Thoan. Nếu tác giả nhận chân giá trị đích thực của chặng này như nó có, chắc chắn sẽ là tiền đề mở ra cho chặng sau một Vũ Văn Thoan mới mẻ hơn. Tôi tin như thế và hy vọng như thế!

Tuyển thơ của Vũ Văn Thoan gồm 384 bài thơ, với khá nhiều thể loại khác nhau, tạo nên sự phong phú và đa dạng về hình thức thể hiện. Thơ Thoan lại nghiêng hẳn về truyền thống, gắn chặt với hồn cốt và điệu thức dân tộc, nhất là ở thể thơ lục bát. Nhiều bài thơ ngắn, thậm chí rất ngắn, bày tỏ cảm xúc và suy ngẫm một cách trực tiếp, khiến người đọc dễ tiếp cận, dễ cảm nhận. Phải chăng đó là một ưu trội của đoản thi Vũ Văn Thoan?

Dưới đây, tôi xin bày tỏ đôi điều cảm nhận của riêng mình về giá trị nhân văn của Vũ Văn Thoan - Tuyển Một - Thơ, giá trị căn cốt tạo nên con người thơ Vũ Văn Thoan, tức là giá trị nội dung của Tuyển thơ.

Trong thơ Vũ Văn Thoan luôn có hai con người: con người quê lúa Thái Bình và con người bộ đội cụ Hồ gắn bó với nhau, nông sĩ và chiến sĩ hòa quyện trong tâm hồn một thi sĩ. Hai con người đó tạo nên một tâm hồn thơ, một giọng thơ Vũ Văn Thoan,  mà tôi xin được gọi là “lời tình” trong thơ Thoan. Khởi đầu là Lời - Kinh Thánh đã nói như vậy. Có thể nói “lời tình” quán xuyến trong toàn bộ Tuyển thơ của Vũ Văn Thoan. Đó chính là lời trái tim của Vũ Văn Thoan đối với nơi mình sinh thành, những miền quê mình đi qua và những con người mình yêu thương, gắn bó.

Con người quê lúa Thái Bình, với Vũ Văn Thoan trước hết là quê hương Tiền Hải, bởi “Tình người quê, đất men say/ Hồn làng nước ủ xưa nay trong ngoài”. Đó là nơi tạo nên con người và dung dưỡng tâm hồn Vũ Văn Thoan. Còn con người bộ đội cụ Hồ lại chính là môi trường quân đội, nơi nuôi dưỡng và đào luyện anh trở thành một Đại tá - Giám đốc Công ty Vật liệu nổ công nghiệp: “Vũ Văn Thoan thuốc nổ/ Ông Giám đốc - Đại tá/ Với cuộc đời Yêu - tin/… Yêu quê hương xứ sở/ Dâng tiếng nổ bình yên/ Ta người lính nổ mìn dựng xây Tổ quốc/ Nao nức lòng! Đường rộng mở tương lai”. Chính “tiếng nổ bình yên” đó đã tạo nên tiếng nổ tâm hồn, tiếng nổ của một trái tim bảo vệ Tổ quốc, thể hiện trách nhiệm và lòng tự hào trên cương vị nghề nghiệp của một chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ. Hai con người ấy hòa quyện vào nhau trong cuộc đời và trong thơ Vũ Văn Thoan.

Đây là tâm hồn và tình cảm sâu nặng của Vũ Văn Thoan đối với quê hương Tiền Hải, Thái Bình. Trước hết là nỗi nhớ luôn bừng thức và dày vò trái tim một người con xa quê. Anh nhớ Đông Trung là nhớ một làng quê - nơi có người mẹ tảo tần qua tiếng gà và tiếng cá quẫy cầu ao:

Nghìn câu thơ không lấp đủ tiếng gà 
Vạn áo cơm chẳng đắp bù sức khoẻ 
Tiếng gà gọi tôi dậy cời bếp lửa
Trên đầu người, mây trắng xót xa bay.

Và:

Nhớ chi dáng mẹ thuở nào
Bậc trơn tiếng cá quẫy vào giấc chan.

Bởi đó là tiếng lòng sâu thẳm được thốt lên từ trái tim người lính từng trải gian lao:

Con đi… mưa núi gió ngàn
Trĩu vai cây súng thức tràn đỉnh sương 
Dốc ghềnh đồng đội ngóng thương 
Những ngôi sao gáy canh trường đợi ai.

Tiếp  nối  là  nỗi  nhớ  những  người  em  gái  quê  hương  xinh đẹp,  duyên  dáng  như  bông  lúa “liềm  cong  trăng  xanh”:

Đồng làng em quê mẹ 
Eo thon sững mùa nhìn 
Áo dài ngây trong gió
Tình say nghiêng bóng tìm…

Kìa, lúa bông trĩu hạt
Làm liềm cong trăng xanh.

Bởi đó là miền quê Tiền Hải của anh, một miền quê “… sóng đêm về/ Vỗ quê miền gió mở…/ Trĩu vàng bông em nhớ/ Mùa hương tràn lớp mong”, kết nên nghĩa tình sâu nặng:

Gió mặn cả chiều Tiền Hải biếc 
Áo em phấp phới mắt xanh quê 
Dòng Sen ánh bạc lên màu nước 
Ta thuộc lòng nhau giữa bộn bề.

Với nỗi nhớ ấy, với tình yêu ấy, Vũ Văn Thoan đã dành cho quê hương 100 cây dừa nghĩa tình bên dòng sông Sen. Những câu thơ bộc lộ chân thực tình anh:

Chúng tôi lớn lên từ giã dòng sông 
Đánh giặc rồi dựng xây đất nước
Bóng mát dòng sông vẫn hằng khao khát 
Trăm cây dừa toả bóng lung linh…

Trăm cây dừa dịu mát đường xuân quê mẹ 
Trăm cây dừa tình nghĩa Đông Trung.

Đây là tình cảm và tâm hồn Vũ Văn Thoan đối với những miền quê, những vùng đất mà mình từng sống và đi qua “nơi ta đi đất đã hoá tâm hồn”. Thu Hà Nội vào thơ Vũ Văn Thoan là một mùa thu “Vàng dát tràn lá cây/ Hoa sữa say gió nổi”, cổ kính và trầm mặc, lắng hồn núi sông:

Sương giăng Dâm Đàm khói 
Tóc phố nghiêng chiều mơ 
Dáng xưa hồn liễu dậy
Nghe thu phảng nét mờ.

Hạ Long vào thơ Vũ Văn Thoan là niềm tự hào về hào khí cha ông:

Kiếm chĩa canh trời ba vạn mũi 
Gà xòe cánh chọi giữa trùng khơi…

Nhớ hang giấu gỗ nơi Rồng hạ
Cọc nhọn nghiến, lim cắm Bạch Đằng.

Tây Bắc vào thơ Vũ Văn Thoan là một Tây Bắc hùng vĩ và đa tình:

Núi nhọn mây thác đổ 
Giật cương hý chởm mùa 
Váy lửng lừng hương gió 
Vó ngựa bay mõ khua

Rừng say mùi thắng cố
Quyện ngả nghiêng lòng thung.

Với Vị Xuyên là sự hy sinh bất khuất, hiên ngang, “đá hóa người”:

Sống bám đá, hy sinh thành đá 
Đất mẹ Vị Xuyên đá hóa người…

Rượu ngô cất hương thơm từ hốc đá 
Thắng cố sôi chếnh choáng đất với trời. 

Bốn mươi năm hôm nay về đủ quá. 

Những sư đoàn mãi mãi tuổi đôi mươi…

Và đây là “lời tình” dành cho người mình yêu thương nhất “Em như hoa dẫn lối/ Thơm ngả đường anh đi”. Bởi, với Vũ Văn Thoan, “Em” như một tạo tác của trời trao, của duyên lành:

Như tự trời rớt xuống 
Em rụng giữa ngày xanh
Chín vào trái thị trong anh
Bao nhiêu bí ẩn long lanh mỗi ngày.

Em trở thành “chiếc mỏ neo”, trở thành “dây buộc níu chiều bão giông”, để Vũ Văn Thoan - thi nhân thốt lời hẹn ước sâu nặng nghĩa tình:

Mấy mươi năm đã qua rồi
Mái nhà ta - những nụ cười em xây 
Chông gai mấy độ vơi đầy
Vẫn vẹn tròn những tháng ngày yêu thương

Duyên lành xe tự gió sương
Kiếp sau dẫu cách mười phương cũng về.

Còn có thể viết nhiều nữa về Tuyển thơ này. Nhưng tôi xin phép dừng tại đây. Rất mong được bạn đọc yêu thơ đồng cảm và chia sẻ. 
(0) Bình luận
  • “Chợt xanh về thương nhớ mênh mang”
    “Đêm hoa vàng” là tập thơ mới ra mắt của nhà thơ Bình Nguyên Trang, do NXB Hội Nhà văn ấn hành tháng 5/2024. Nhan đề cuốn sách cũng là tên của một bài thơ trong ấn phẩm. Tập thơ gồm 43 thi phẩm, 124 trang, được chia làm hai phần: “Thuyền đã mất dấu buồm, sông đã vội” và “Niệm”.
  • Tái bản 2 cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lý Tự Trọng
    Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thị xã Sơn Tây: Lan tỏa giá trị Di sản Áo dài, rộn ràng ban nhạc toàn quốc
    Chiều 22/10, UBND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc, cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024. Đây là 2 sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô của Thị xã Sơn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Đồng chí Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây chủ trì Hội nghị.
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Huy động 300 người khẩn trương gia cố bờ biển sạt lở ở Thừa Thiên Huế
    Thừa Thiên Huế huy động 300 người khẩn trương gia cố bờ biển xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị sạt lở và có nguy cơ phá hủy hạ tầng thiết yếu, các nhà hàng ở bãi tắm.
  • Học viện Hành chính Quốc gia khai giảng năm học mới 2024-2025
    Chiều 22/10, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, chào đón hơn 3.000 tân sinh viên, học viên.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh dày Quán Gánh – Dẻo thơm hương vị Hà thành
    Bánh dày ở Hà Nội là thức quà dân dã gắn liền với thương hiệu bánh dày Quán Gánh, huyện Thường Tín (Hà Nội). Với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng gạo nếp, kết hợp cùng nhân đỗ xanh bùi béo hoặc nhân thịt đậm đà, mỗi chiếc bánh đều là một tuyệt tác ẩm thực.
  • Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về các tác phẩm nghệ thuật của vua Hàm Nghi
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm việc với UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) về sử dụng bản sao các bức tranh sơn dầu và hình ảnh gia đình vua Hàm Nghi nhằm để trưng bày tại thành Tân Sở.
  • Hà Nội sẵn sàng cho Đại hội dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024
    Ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) Thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Đại hội đến các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương.
  • Vở kịch "Những thân thể nhiễm độc" sẽ ra mắt khán giả Hà Nội vào tháng 11
    Tác phẩm “Những thân thể nhiễm độc” đã được biểu diễn tại Festival Avignon (Pháp), sẽ được biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam vào ngày 15/11 tại Hà Nội, ngày 9/11 tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng và ngày 5/11 tại Idecaf, TP Hồ Chí Minh.
  • TP Huế: Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi văn hóa - nghệ thuật với Thành phố Gyeongju (Hàn Quốc)
    UBND TP Huế tiếp xã giao, làm việc với đoàn Ủy ban văn hóa TP Gyeongju (Hàn Quốc) về nhiều lĩnh vực và trong đó tập trung vào giao lưu nhân dân, hợp tác trao đổi văn hóa - nghệ thuật.
  • [Video] Hồi sinh những vườn đào sau cơn bão
    Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão vừa qua gây mưa lớn khiến mực sông Hồng dâng cao nhấn chìm gần như toàn bộ diện tích trồng đào ở các phường Nhật Tân và Phú Thượng (quận Tây Hồ), hàng trăm nghìn gốc đào đang cho khai thác đã chết, nhiều hộ dân đã trắng tay. Nhưng với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, các cấp chính quyền cơ sở cùng với người dân đã và đang khắc phục khó khăn, nỗ lực hồi sinh lại những vườn đào.
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm: Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
Vũ Văn Thoan Một chặng đường thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO