Văn học - Nghệ thuật

Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024

Nguyễn Lâm (T/h) 08/11/2024 06:48

55 tác phẩm xuất sắc ở 9 lĩnh vực văn học - nghệ thuật của TP HCM được vinh danh trong buổi lễ trao giải tối ngày 7/11.

screenshot-2024-11-08-085531.png
Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP.HCM và bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật cho các tác giả.

Tối 7/11, tại Nhà hát Thành phố HCM đã diễn ra lễ công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật TP HCM 5 năm - lần 3 (2018-2022).

Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật TP HCM dành cho các tác phẩm xuất sắc thuộc các loại hình: Văn học, Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Kết thúc thời gian nhận tác phẩm, có 292 tác phẩm được gửi tham gia. Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học và đầy trách nhiệm, các thành viên Hội đồng Chung khảo đã trao đổi thẳng thắn, xem xét nhiều góc độ và tiến hành bỏ phiếu kín xếp loại từng tác phẩm. Kết quả, Hội đồng Chung khảo đã đề xuất UBND Thành phố công nhận và trao giải cho 55 tác phẩm.

sss.png
Ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH&TT TP.HCM (thứ hai, từ trái sang) và ông Phan Nguyễn Như Khuê (thứ tư, từ phải sang), Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM trao giải thưởng văn học nghệ thuật cho các tác giả.

Các lĩnh vực: văn học (7 tác phẩm), âm nhạc (6 tác phẩm), điện ảnh (7), kiến trúc (3), múa (5), mỹ thuật (7), nhiếp ảnh (7), sân khấu (7) và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số (6).

Trong đó, có duy nhất một giải nhất cho múa.

Giải thưởng văn học nghệ thuật TP.HCM tổ chức 5 năm một lần. Đêm trao giải này là lần thứ 3 (từ năm 2018-2022).

Giải thưởng nhằm khuyến khích, động viên và tôn vinh văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn hóa nghệ thuật xuất sắc.

Những tác phẩm được xét thưởng phải là những sáng tác có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, lịch sử dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, trong đó ưu tiên những tác phẩm lấy đề tài về TP.HCM.

Tác phẩm tham dự giải thưởng phải là tác phẩm đã được công bố từ ngày 01-01-2018 đến ngày 31-12-2022, có thể là tác phẩm đã được tặng giải trong nước hoặc quốc tế và đã được xây dựng hoặc công diễn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ra mắt bộ sách ảnh “Saigon 365” chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và con trai - Nguyễn Huỳnh Bách, vừa ra mắt bộ sách ảnh streetlife (Cuộc sống đường phố) mang tên “Saigon 365” tại Đường Sách TP. Hồ Chí Minh.
  • Cơ hội khám phá thế giới sách tranh thiếu nhi UK
    Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/2025 tại NXB Kim Đồng, 55 Quang Trung, Hà Nội sẽ diễn ra "Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo". Đây là một hoạt động văn hóa ý nghĩa nhằm giới thiệu tinh hoa sách tranh thiếu nhi Anh quốc đến độc giả Việt Nam.
  • Phát động Cuộc thi văn xuôi “Trang viết và cuộc sống"
    Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình phát động Cuộc thi Văn xuôi “Trang viết và cuộc sống” trên tạp chí Văn nghệ Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.
  • Di sản nét mực: Cuộc thi viết toàn cầu cho người trẻ Việt Nam 2025
    Với sứ mệnh tôn vinh văn hóa và bản sắc Việt, cuộc thi "Di sản nét mực: cuộc thi viết toàn cầu cho người trẻ Việt Nam 2025" (Legacy in Ink: Vietnamese Writers’ Global Contest) chính thức khởi động với chủ đề "Bản sắc chúng ta". Đây là cơ hội để các bạn trẻ Việt Nam trên toàn thế giới khẳng định tiếng nói của mình qua ngòi bút.
  • Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
    Ngày 12/2/2025, tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ chính thức được tổ chức với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Đây là lần đầu tiên sự kiện thơ lớn này được tổ chức ngoài Thủ đô Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đưa Ngày thơ Việt Nam đến gần hơn với công chúng cả nước.
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 2): Khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh
    Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng, dự kiến được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định ban hành trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ khơi thông nguồn lực, tạo sức mạnh nội sinh để văn học nước nhà bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Vinh danh 55 tác phẩm văn học - nghệ thuật năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO