Vì sao giám khảo cuộc thi tài năng xiếc vẫn được tham gia thi?

Hoàng Lân/HNM| 08/12/2018 11:31

Tại buổi tọa đàm “Nghệ thuật xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập” diễn ra sáng nay (8-12) tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam, nhiều câu chuyện “bếp núc” của ngành xiếc được bàn thảo, trong đó có nhiều ý kiến cần rút kinh nghiệm trong khâu tổ chức cuộc thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc 2018, đang diễn ra.

Vì sao giám khảo cuộc thi tài năng xiếc vẫn được tham gia thi?
Quang cảnh buổi tọa đàm diễn ra sáng 8-12.

Cuộc thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc 2018 diễn ra từ ngày 4 đến 10-12 tại Hà Nội được xem là ngày hội của ngành xiếc. Cuộc thi không chỉ là dịp để tôn vinh nghệ thuật xiếc mà còn là dịp để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng xiếc trẻ; cơ hội để các đoàn nghệ thuật ngồi lại trao đổi kinh nghiệm làm nghề. 

Trong buổi tọa đàm “Nghệ thuật xiếc Việt Nam trong xu thế hội nhập”, TS Hoàng Minh Khánh, Giám đốc Trường Trung cấp Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam bày tỏ, cuộc thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc mới diễn được 24 tiết mục nhưng đã bộc lộ không ít “hạt sạn” trong khâu tổ chức. 

Một trong những vấn đề khiến nhiều nghệ sĩ băn khoăn là NSƯT Hoàng Hữu Mười là thành viên giám khảo nhưng vẫn tham dự thi tiết mục. Theo quy chế chấm giải ở nhiều cuộc thi có quy định rõ ràng, giám khảo thì không được dự thi. Tuy nhiên, do nhiều đơn vị xiếc ở Việt Nam thiếu nhân sự, thiếu diễn viên nên giám khảo lại thành diễn viên.

Theo TS Hoàng Minh Khánh, khâu tổ chức cuộc thi cũng có nhiều nội dung cần rút kinh nghiệm. Việc sắp xếp các tiết mục dự thi cần hợp lý, khoa học để các buổi thi không bị “mỏng” quá, trong khi ngày thi lại kéo dài, gây tâm lý biểu diễn không tốt cho diễn viên. Bên cạnh đó, việc tổ chức cuộc thi nên có kế hoạch từ sớm để thông báo cho các đơn vị có thời gian chuẩn bị tốt hơn.

Trước thắc mắc về việc giám khảo vẫn có thể dự thi, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, do điều kiện của các đơn vị xiếc hiện nay gặp nhiều khó khăn nên Ban tổ chức vẫn để “cửa mở” cho các nghệ sĩ tham gia. Tuy nhiên, giám khảo sẽ không được chấm tiết mục của mình mà sẽ do Hội đồng giám khảo (gồm nhiều thành viên) chấm. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng quay hình lại tất cả các tiết mục để xem lại và đưa ra điểm số một cách khách quan nhất. 

NSƯT Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng tiếp thu những ý kiến đóng góp về khâu tổ chức liên hoan. NSƯT Tạ Duy Ánh thừa nhận, hiện nay khâu tổ chức các cuộc liên hoan còn gặp khó khăn, vì thế việc tập hợp các nghệ sĩ ở các đoàn không như ý muốn, gây hạn chế trong việc nâng cao chất lượng các tiết mục. Việc cần phải có kế hoạch tổ chức liên hoan để thông báo cho các đơn có thời gian chuẩn bị là cần thiết, thu hút những nghệ sĩ tên tuổi tham gia. Đây cũng là vấn đề mà Ban tổ chức sẽ tiếp thu và cần rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.

Cuộc thi Tài năng diễn viên xiếc toàn quốc 2018 sẽ kết thúc và bế mạc vào tối 10-12.
(0) Bình luận
  • Thưởng lãm 70 tác phẩm mỹ thuật về chiến thắng Điện Biên
    Sáng ngày 3/5/2024 tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tri ân thế hệ cha anh, lan tỏa truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc
    Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới” vừa được khai mạc và diễn ra đến hết ngày 30/9/2024.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Triển lãm ''Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam''
    Tối 20/4, Triển lãm "Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam" chính thức khai mạc tại thành phố Điện Biên Phủ. Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên năm 2024, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024 - 7/5/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vì sao giám khảo cuộc thi tài năng xiếc vẫn được tham gia thi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO