Âm nhạc

Nhiều nghệ sỹ đàn tỳ bà cùng tấu "Bụi phấn" mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Việt Thương 19:09 20/11/2024

Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.

bn4zrc7a.png
Cùng biểu diễn với Diệu Thảo là gần 100 nghệ sĩ đàn tỳ bà và nghệ sĩ các nhạc cụ dân tộc khác như: đàn tranh, đàn nguyệt…

Album gồm 8 nhạc phẩm hòa tấu dân tộc: "Bụi phấn" (tốp tấu tỳ bà), "Qua cầu gió bay" (tốp tấu tỳ bà), "Lý cây bông – Lý kéo chài" (nhóm Tứ quý), "Bèo dạt mây trôi – Hoa thơm bướm lượn" (nhóm Tứ quý), "Ngẫu hứng bóng" (Diệu Thảo), "Asean Việt Nam" (nhóm Tứ quý), "Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ" (tốp tấu đàn tranh – đàn tỳ bà).

Cùng biểu diễn với Diệu Thảo là gần 100 nghệ sĩ đàn tỳ bà và nghệ sĩ các nhạc cụ dân tộc khác như: đàn tranh, đàn nguyệt… Trong đó riêng bài "Bụi phấn" có sự tham gia của hơn 40 nghệ sĩ tỳ bà. Đây cũng là tiết mục quy tụ được nhiều nhất các giảng viên, học viên tỳ bà từ trước tới nay.

Nhiều thế hệ nghệ sĩ đàn tỳ bà đã cùng hội ngộ: Từ cánh chim đầu đàn của nghệ thuật tỳ bà - NSND Mai Phương đến lớp kế cận là NSƯT - Đại tá Nông Bích Kim, NSƯT Kim Hạnh (nguyên Trưởng bộ môn đàn Tỳ bà Học viện Âm nhạc Quốc gia), nghệ sĩ Hoài Thu (Viện phó Viện Âm nhạc), nghệ sĩ Diệu Thảo, nghệ sĩ Thanh Thư, nghệ sĩ Kiều Linh, nghệ sĩ Đàm Thái Hà,…

Ngoài ra, còn có cả những nghệ sĩ xuất thân từ đàn tỳ bà nhưng thành danh ở các lĩnh vực khác như "chị đẹp" Hương Ly, diễn viên Minh Hương…

qq.jpeg
Nghệ sĩ Vũ Diệu Thảo

Để thực hiện album này, Diệu Thảo và ê-kíp đã phải rất kỳ công chuẩn bị từ sắp xếp thời gian cho khớp cả trăm con người, trường quay, trang phục… Đặc biệt, sự hiện diện của NSND Mai Phương là điều khiến mọi người xúc động đến nghẹn ngào vì cách đó chưa lâu, NSND Mai Phương bị tai nạn phải bó bột chân. Vậy mà khi Diệu Thảo bày tỏ muốn thực hiện một chương trình nghệ thuật quy tụ nhiều thế hệ nghệ sĩ tỳ bà, nữ nghệ sĩ U80 đã không ngần ngại cho người nhà đưa đến trường quay, lên sân khấu ngồi đánh đàn cùng các con.

Khi xong bài “Bụi phấn”, các học trò lên sân khấu tặng hoa cho NSND Mai Phương và bà đã không kìm được nước mắt vì cảm động.

vo47gxjh.png
Bài Bụi phấn có sự tham gia của hơn 40 nghệ sĩ tỳ bà, là tiết mục quy tụ được nhiều nhất các giảng viên, học viên tỳ bà từ trước tới nay.

Album Bụi phấn là sản phẩm khởi đầu cho dự án âm nhạc kỷ niệm 20 năm trở thành cô giáo dạy tỳ bà của Vũ Diệu Thảo. Từ nhỏ, Diệu Thảo đã yêu cây đàn tỳ bà và mơ ước trở thành giáo viên. Năm 2004, ước nguyện của cô đã thành hiện thực khi trở thành giảng viên chuyên ngành đàn Tỳ bà của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Cũng tại cái nôi đào tạo âm nhạc lớn nhất nước ta, cô đã được dìu dắt bởi những người thầy như NSND Mai Phương, NSƯT Kim Hạnh, Nhà giáo nhân dân Hoàng Dương…

“Tôi mong muốn cây đàn tỳ bà có được vị thế trong đời sống. Để có được điều đó thì không thể kêu gọi chung chung, mà phải hiện thực hóa nó bằng những hành động, những sản phẩm cụ thể. Tôi sẽ theo đuổi, kiên trì thực hiện mục tiêu, để thế hệ sau có thể từ chất liệu mình làm hôm nay sẽ phát triển, đưa cây đàn tỳ bà thăng hoa hơn nữa,” nghệ sỹ Diệu Thảo bày tỏ.

Album “Bụi phấn” được phát sóng lúc 16h15 ngày 20/11 trên VTC1; 20h30 ngày 20/11 trên kênh VTC6, 10h30 ngày 21/11 trên kênh VTC10 và các nền tảng số TV360, VTC Now, kênh YouTube Tứ Quý band./.

Bài liên quan
  • Khởi động cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội” năm 2024
    Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của các thí sinh từ 16 đến 35 tuổi, hiện đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội và một số thí sinh đã đạt giải cao trong các cuộc thi thanh nhạc của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều nghệ sỹ đàn tỳ bà cùng tấu "Bụi phấn" mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO