Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Khai mạc triển lãm "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc"

Duy Minh 17:39 12/11/2024

Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc...

mdr9us99.png
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (1950 – 2025), chiều 11/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng nội dung Triển lãm "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc".

Với hơn 200 tài liệu và hiện vật, triển lãm "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc" giới thiệu đến công chúng những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn lưu lại trên đất nước Trung Quốc, thể hiện quan hệ hữu nghị bền chặt giữa nhân dân Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tình hữu nghị cách mạng lâu dài giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Triển lãm bắt đầu với phần I - Dấu chân cách mạng - khơi nguồn hữu nghị, giới thiệu những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc tại nơi Người có thời gian hoạt động cách mạng lâu nhất và là nơi Người kết giao nhiều bạn bè nhất. Những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đến Quảng Châu và Hồng Kông, vừa tham gia vào hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa gây dựng lực lượng cách mạng Việt Nam.

a7ta6u56.png
Các đại biểu tham quan không gian trưng bày triển lãm.

Phần II - Khắp dải đất Trung Hoa - Khắc sâu tình hữu nghị: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, đặc biệt là vào những năm cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đến thăm hữu nghị Trung Quốc, thân mật gặp gỡ, hội đàm và trò chuyện với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc. Đồng thời, vào những dịp này, Người còn đến thăm các công, nông trường, nhà máy, trường học, khu danh lam thắng cảnh và nghỉ dưỡng ở nhiều nơi. Tình cảm thân thiết như anh em một nhà của Người với Nhân dân Trung Quốc cho đến nay vẫn luôn hiện hữu trong tâm khảm của nhiều người dân nơi đây.

mg0105-1731320626268152086791-1731339194286-1731339194418380103019.jpg

Phần III -Dấu ấn Hồ Chí Minh - Tình hữu nghị mãi trường tồn: Mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đặt nền móng và dày công vun đắp tiếp tục được các thế hệ sau kế thừa, phát triển, trở thành tài sản chung vô cùng quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc Việt - Hoa. Ngày nay, những địa điểm in đậm dấu chân hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc vẫn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và Nhân dân Trung Quốc bảo tồn, phát huy giá trị, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, tổ chức hoạt động giao lưu cho các tầng lớp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ngày nay, những địa điểm in đậm dấu chân hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc vẫn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và Nhân dân Trung Quốc bảo tồn, phát huy giá trị, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, tổ chức hoạt động giao lưu cho các tầng lớp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” là sự kiện văn hóa giới thiệu tới công chúng về những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở Trung Quốc, về tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo, nhân dân hai nước thiết lập, củng cố và phát triển...

Triển lãm được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ ngày 11/11/2024 đến hết tháng 4/2025./.

Bài liên quan
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sáng nay 6/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Sáng rõ 7 định hướng chiến lược của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
    Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Thành phố triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 6/12, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm sáng tỏ 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
  • Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
    Là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, với nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm, Nestlé đã có nhiều sáng kiến và chương trình cụ thể nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc triển lãm "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO