Mỹ thuật

Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng

Nguyễn Lâm (T/h) 19:49 08/11/2024

Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.

tran-van-can-1-9569-1730859000-2905.jpg
Tác phẩm có kích thước 43x29 cm. Ảnh: Aguttes.

Chiều 5/11 theo giờ Pháp, hãng đấu giá Aguttes tổ chức phiên đấu Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam với 39 tác phẩm hội họa . Tác phẩm gây chú ý nhất cả phiên là tranh lụa Reverie (Mộng mơ) của danh họa Trần Văn Cẩn, được gõ búa ở mức 369.060 euro (khoảng 10,1 tỷ đồng). Sau khi tính thêm phí, bức tranh ước tính trị giá 10,3 tỷ đồng.

Mộng mơ được họa sĩ sáng tác năm 1936, vẽ một phụ nữ dịu dàng, tay trái đeo vòng, chống cằm. Tranh được Trần Văn Cẩn hoàn thiện trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, thuộc hàng hiếm nên nhiều nhà sưu tập muốn sở hữu.

Bức tranh vẽ bằng mực ​​và màu trên lụa, đóng dấu mặt sau. Tác phẩm này từng xuất hiện tại triển lãm quốc tế Paris 1937 cùng những họa sĩ danh tiếng khác như Inguimberty, Alix Aymé…

Tranh có giá cao thứ hai trong phiên là Dans la montagne (Trên núi) của Mai Trung Thứ, bán ở mức 241.460 euro (khoảng 6,6 tỷ đồng). Tranh vẽ năm 1959, bằng mực và màu trên lụa.

Một số tác phẩm khác trong phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam có thể kể đến Mùa thu (Mai Trung Thứ), Mẫu tử (Vũ Cao Đàm), Người phụ nữ và đứa trẻ (Lê Phổ)...

Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910-1994) quê Từ Sơn, Bắc Ninh nhưng sinh ra ở Kiến An, Hải Phòng. Ông tốt nghiệp thủ khoa khóa bảy (1931-1936) của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Khi còn là sinh viên, danh họa đã có những đóng góp lớn trong việc tìm tòi, cải tiến kỹ thuật vẽ sơn mài. Ông cũng thành công ở chất liệu lụa, có nhiều tác phẩm tiêu biểu, như Mẹ tôi (1993), Đi làm đồng (1935), Hai thiếu nữ trước bình phong (1944). Với sơn dầu, họa sĩ để lại dấu ấn qua những bức tranh tươi sáng. Trong đó, Em Thúy - tác phẩm ông vẽ chân dung cháu gái mình - được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Họa sĩ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996, từng nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều giải thưởng chuyên môn.

Cũng trong phiên đấu giá của Aguttes ngày 5/11, tác phẩm Dans la montagne (Ở vùng núi) của họa sĩ Mai Trung Thứ có mức bán cao thứ hai. Danh họa vẽ tranh năm 1959, sử dụng chất liệu mực và màu trên lụa. Bức họa thể hiện một trong những chủ đề yêu thích của tác giả, khắc họa tình cảm giữa các thế hệ của gia đình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
  • Triển lãm "Nam Tước - Hồn Của Đất": Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
    Triển lãm gốm "Nam Tước - Hồn Của Đất" là một không gian nghệ thuật, là nơi giao lưu, trao đổi giữa nghệ sĩ và công chúng yêu gốm. Qua đó, tôn vinh giá trị truyền thống và khơi dậy niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO