Mỹ thuật

Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương

Thụy Phương 01/11/2024 13:19

Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.

Họa sĩ Phạm Bình Chương (sinh năm 1973) tốt nghiệp khoa Hội họa trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, từng có 20 năm là giảng viên của trường. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội với Phạm Bình Chương, Thủ đô dường như có đủ thứ mà họa sĩ cần, sự cổ kính xen lẫn hiện đại, sự tĩnh lặng đi cùng náo nhiệt, rồi sự khác biệt rõ rệt của bốn mùa. Hà Nội như hiểu thấu tâm trạng của họa sĩ (tâm sao cảnh vậy), đó là lý do suốt 25 năm qua anh miệt mài vẽ về Hà Nội.

Với khoảng 200 bức tranh về Hà Nội vẽ trong 25 năm, có thể nói, Phạm Bình Chương là người miệt mài kể chuyện Hà Nội. Anh đã tìm được Hà Nội của riêng mình. Ngược lại, Hà Nội cũng là bệ đỡ cho những thành công trong nghệ thuật của anh.

Kể từ triển lãm “Xuống phố 1” được tổ chức năm 2004, đến nay họa sĩ Phạm Bình Chương đã tổ chức 4 seri “Xuống phố” chỉ giới thiệu những bức tranh về đề tài Hà Nội. Ngoài ra, anh còn tổ chức là 2 triển lãm cá nhân khác.

Tương tự như các triển lãm “Xuống phố” trước, 17 bức tranh sơn dầu được giới thiệu trong “Xuống phố 4” tiếp tục khai thác sự đa dạng trong đời sống với những xung đột “vỏ phố” dịu êm của Hà Nội. Ngoài những góc quen và chân thực đến nao lòng, công chúng còn thấy nhiều điều “tầng tầng lớp lớp” của vật, của cảnh được họa sĩ thể hiện trong từng tác phẩm. Từ những biển hiệu xi măng thời Pháp còn sót nằm cạnh những tấm biển hộp thời mới, hay cửa gỗ xếp tấm được đặt cùng cửa xếp kéo trong một số nhà… cho đến cái bơm đầu ngã ba, cái cột điện lằng nhằng dây điện, hay hộp gỗ đựng thuốc lá… tất cả được họa sĩ thẩm thấu và thể hiện “hồn phố” một cách bình dị, sâu lắng.

Đặc biệt là các bức tranh khổ lớn, người xem sẽ cảm nhận rõ hơn “hồn phố” ở những mảng lớn và ở cả những chi tiết mang tính biểu tượng của sự chuyển đổi trong đời sống xã hội ở Thủ đô.... Rộng hơn, những bức tranh góc phố, ngôi nhà mang dáng dấp đô thị thời Pháp thuộc sẽ được bày cùng với tranh vẽ đô thị mới…

Đáng chú ý, điểm mới nhất của bộ tranh lần này đó là tác giả khai thác những bút tích lưu lại của những thế hệ tiếp nối trong quá trình vận động của đời sống phố phường. Một bức tường cũ thoạt trông rất bình thường nhưng quan sát kỹ sẽ thấy sự cạnh tranh khốc liệt, bao gồm cả sự sinh tồn và xâm thực văn hóa. Từ chữ dập "khoan cắt bê tông" đến tờ rơi dán vội, và nét vẽ graffiti kiểu phương Tây đè chồng lẫn nhau trên bức tường vôi cũ.

Họa sĩ Phạm Bình Chương chia sẻ: “Viết hay vẽ lại cái thứ người khác đã vẽ rất hay và lạ. Tôi cố gắng vẽ đúng nhất để thể hiện sự tôn trọng những người đã để lại bút tích, thậm chí nhập vai họ, như thể mình đang vẽ tranh tường thật, hay đang dập nhanh chữ “ khoan cắt”. Khi vẽ kỹ sẽ thấy mọi thứ đều không đơn giản vì cuộc sống là cạnh tranh, là sự tiện dụng và đào thải. Nhưng bên bức tường biến hóa ấy lại có thứ như bất biến. Đó là một quán nước với những khách hàng quen thuộc. Họ ngồi đó hàng ngày như nhà của họ với những câu chuyện đời thường bất tận. Bà chủ quán góp vui cho bức tường bằng cái áo treo. Rồi một ngày bức tường đó sẽ được quét trắng tinh bởi nhóm sinh viên tình nguyện, một đời sống mới lại bắt đầu…”

Là họa sĩ từng đã vẽ qua lối Trừu tượng rồi Biểu hiện nhưng rồi lại quay ngang, kiên định đi theo con đường “Hiện thực Tân cổ điển”. Đây chính là mảnh đất để Phạm Bình Chương cảm nhận và nắm bắt thể hiện được “hồn phố Thủ đô” một cách thuyết phục nhất. Đó cũng là thông điệp chính của triển lãm “Xuống phố 4”./.

Dưới đây là một số tác phẩm của họa sĩ Phạm Bình Chương được giới thiệu trong triển lãm:

1.chieu-hoenhai-100x140cm.jpg
Tác phẩm "Phố Hòe Nhai"
2.sau-con-mua-he-100x120cm.jpg
Tác phẩm "Sau cơn mưa hè"
3.nang-dau-pho-60x80cm.jpg
Tác phẩm "Nàng dâu phố"
4.doi-120x145cm.jpg
Tác phẩm "Đợi"
5.khach-the-70x100cm.jpg
Tác phẩm "Khách thể"
6.ngo-huyen-100x100.jpg
Tác phẩm "Ngõ Huyện"
z5987751708082_ec4eb7d12ff4925f423e2550728cd95d.jpg
Tác phẩm "Cơn giông đầu hạ"

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Triển lãm "Nam Tước - Hồn Của Đất": Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
    Triển lãm gốm "Nam Tước - Hồn Của Đất" là một không gian nghệ thuật, là nơi giao lưu, trao đổi giữa nghệ sĩ và công chúng yêu gốm. Qua đó, tôn vinh giá trị truyền thống và khơi dậy niềm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO