Nhiếp ảnh

Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Duy Minh 11:38 04/11/2024

Những bức thư pháp được trưng bày tại triển lãm là những áng thơ văn bất hủ về Thăng Long - Hà Nội và tinh hoa đạo học của các tác giả nổi tiếng trong lịch sử như: Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Trần Bá Lãm, Bà huyện Thanh Quan...

11-1832.jpg
Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” diễn ra trong thời gian 1 tháng. Ảnh: BTC

Chiều 3/11, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Theo Ban tổ chức, triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội là hoạt động thường niên tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mỗi năm có một chủ đề mới.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, Triển lãm Thư pháp Thăng Long - Hà Nội là hoạt động thường niên tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mỗi năm có một chủ đề mới.

hq8s68fj.png
Triển lãm trưng bày 36 tác phẩm xuất sắc của 18 tác giả đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam (ảnh: Thuý Nga)

"Chúng tôi hi vọng triển lãm là nơi hội tụ của các nhà Thư pháp trên khắp mọi miền đất nước và cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của những người yêu mến nghệ thuật Thư pháp, góp phần tạo nên sức sống của hoạt động thư pháp trong đời sống hiện nay, phục vụ cho cộng đồng”, ông Lê Xuân Kiêu nói.

Nhằm tôn vinh vẻ đẹp của đất và người Thăng Long - Hà Nội với những giá trị văn hóa riêng có của đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến dưới sự thể hiện của nghệ thuật thư pháp, với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”, nội dung của các tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Thư pháp Thăng Long - Hà Nội 2024 là những áng thơ văn bất hủ về Thăng Long - Hà Nội và tinh hoa đạo học cổ nhân của các tác giả nổi tiếng trong lịch sử như: Lê Thánh Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Trần Bá Lãm, Bà huyện Thanh Quan...

Từ hàng trăm tác phẩm tham gia dự tuyển, triển lãm đã lựa chọn ra 36 tác phẩm xuất sắc của 18 tác giả đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam của Tổ quốc, trong đó có 2 nữ tác giả trẻ. Các tác phẩm chủ yếu được viết theo lối truyền thống với các thể chữ Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo. Bên cạnh đó, cũng có một số tác phẩm có lối thể hiện mới mẻ, đột phá trong cách thể hiện nét chữ và bố cục.

bvuwzl3r.png
Sắp đặt với 365 cuốn tập phỏng cổ viết nội dung trích từ “Khuyến học văn” của Vua Lê Thánh Tông (ảnh: Thuý Nga)

Bên cạnh trưng bày tác phẩm, triển lãm dành một phần không gian cho nghệ thuật sắp đặt với 365 cuốn tập phỏng cổ, viết nội dung trích từ “Khuyến học văn” (Bài văn khuyến học) của Vua Lê Thánh Tông, một tác gia lớn của văn học trung đại Việt Nam, như một sự nhắc nhở về việc học phải thực hiện hằng ngày theo lời dạy của bậc tiền nhân.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 3-12-2024./.

Bài liên quan
  • Đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” – Một dấu son đáng nhớ
    Phiên đấu giá “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20” do Le Auction House tổ chức đầu tháng 11/2024 vừa qua đã kết thúc với nhiều kết quả ấn tượng và mang lại tiếng vang lớn trong cộng đồng nghệ thuật. Đây cũng là sự kiện quan trọng của nhà đấu giá nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Quy tụ gần 200 tác phẩm, trước phiên đấu công chúng đã được chiêm ngưỡng tận mắt các sáng tác di sản hội họa của nhiều họa sĩ thành danh tại sự kiện trưng bày “Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo năm 2025
    Chiều 27/6, tại Hà Nội, Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính) phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu trong ESG và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
  • Huyện Quốc Oai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    Chiều 27/6, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm thư pháp “Hương sắc Thăng Long” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO