Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra công tác chuẩn bị điửu trị bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: NGửŒC DUNG
Báo cáo chung của WHO và cơ quan Y tế Trung Quốc được công bố sau một thời gian dà i nghiên cứu và đánh giá. Theo đó, virut cúm A/H7N9 sau một thời gian biến đổi tính di truyửn nó đã thích nghi và có khả năng lây truyửn từ người sang người.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết nhiửu thông tin vử virut nà y vẫn chưa được giới nghiên cứu tìm ra.
Kể từ tháng 3 đến nay, Cơ quan Y tế Trung Quốc đã xác nhận có 130 trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9. Trong đó 35 người đã tử vong, 57 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.
WHO đã đưa ra một số khuyến cáo đối với chính phủ Trung Quốc, như tiếp tục duy trì cảnh báo đối với dịch cúm A/H7N9 mặc dù thời kử³ cao điểm của dịch cúm đang qua đi khi bắt đầu và o mùa hè. Gia cầm sống vẫn là nguồn lây lan dịch bệnh nguy hiểm.
Trước diễn biến nguy hiểm và phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm, Bộ Y tế đã đưa ra 4 kịch bản để ứng phó với dịch cúm A/H7N9 là : chưa có trường hợp bệnh trên người, trường hợp nhiễm trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người, trường hợp lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp, trường hợp dịch bùng phát ra cộng đồng.
Kinh phí dự phòng của Bộ Y tế đưa ra để ứng phó với 4 tình huống là 114,783 triệu USD. Trong đó 36,356 triệu USD là nguồn đầu tư của Chính phủ Việt Nam, còn lại do quốc tế hỗ trợ.
Cụ thể, phương án 1 là khi dịch chưa xuất hiện tại Việt Nam với khoản kinh phí đử nghị trên 17 triệu USD (gồm 9,6 triệu USD tà i trợ quốc tế và trên 7,3 triệu USD từ Chính phủ Việt Nam). Các tình huống 2, 3, 4 (dịch xuất hiện tại Việt Nam, lây từ người sang người ở quy mô nhử hoặc lây từ người sang người ở quy mô rộng) có kinh phí đử xuất lên tới trên 97,7 triệu USD.