Văn học nghệ thuật góp phần xây dựng bản lĩnh và nhân cách người chiến sĩ trong cơ chế thị trường và thời đại kỹ thuật số: Góp một cách nghĩ

arttime| 04/05/2022 08:51

Khác với toán học, một đề ra chỉ có một đáp số, muôn đời chỉ có một đáp số đúng, trong khoa học xã hội, mỗi câu hỏi luôn có nhiều lời đáp. Đáp số đó là kết quả một sự lựa chọn, dựa trên căn bản mà chúng ta lại bàn hôm nay : Bản lĩnh và Nhân nhân cách mỗi người. Đối tượng mà chúng ta muốn bàn là “sản phẩm đặc hữu của thời hiện đại và hiện tại”.

nghien-cuu-trao-doi-8558-1651279693.png
Ảnh Văn nghệ quân đội 

Khi thế hệ chúng tôi nhập ngũ, thì trước mắt mình đã có một “quân đội mới ở tuổi 20 đã trưởng thành”, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và chung tay cùng nhân dân xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Hầu như những nét gì hay, đẹp, cao quý của đội quân kiểu mới đã được chính những người tham gia cuộc chiến đấu ấy lưu dấu lại bằng những tác phẩm văn học nghệ thuật nhiều thể loại, mà hôm nay vẫn âm vang trong cuộc sống, được gọi làNhững giai điệu tự hào”.

Đến lượt thế hệ chúng tôi nhập ngũ, đã được tiếp thu tinh hoa văn học nghệ thuật về Người lính Cụ Hồtừ trên ghế nhà trường, khi vào đơn vị, lại được lớp cán bộ cơ sở, đa số vừa qua cuộc kháng chiến chỉ huy, giáo dục chủ yếu bằng chính cách sống, lối sống của họ. Các đồng chí đó đã là những chỗ dựa tinh thần và ý chí vững chắc cho chiến sĩ.

Và đến lượt lớp lính đó trong quá trình tham gia chiến đấu đã góp tài năng sáng tạo nên một khối lượng lớn, rất lớn những tác phẩm văn học nghệ thuật thuộc nhiều thể loại. Lòng yêu nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, mục đích sống“Vì nhân dân quên mình, Vì nhân Dân hy sinh”, khí thế và ý chí người lính, tình đồng chí,… thấm đẫm, đầy tràn trong các tác phẩm hàng ngày đồng hành cùng người chiến sĩ. 

Trong nhiều dịp trò chuyện, khi trả lời câu hỏi: Tại sao trong mấy cuộc chiến tranh, kẻ thù giàu hơn ta, mạnh hơn ta, quân đội và vũ khí, phương tiện chiến tranh nhiều khi áp đảo phía ta, mà thắng lợi cuối cùng lại thuộc về ta? Trong cuộc đọ sức ghê gớm này, hóa ra không phải vật chất quyết định tất cả. Ý chí, tinh thần, mục đích chiến đấu, như chúng ta gọi hôm nay là bản lĩnh và nhân cách người lính mới là yếu tố quyết định.

Có mấy dịp, gặp  bạn bè văn nghệ ở miền Nam, trong các dịp vui vẻ, cùng ngồi chung, thi nhau hát bài của lính, đọc thơ của lính. Mỗi bên một bài. Phía lính Mỹ-Ngụy có nhiều bài hay, nhưng đa số là thơ, nhạc bolero, nhớ nhung yêu đương, than vãn nỗi cô đơn ở biên cương, xa gia đình. Trong khi thơ, nhạc chúng ta hào hùng, khí thế, và niềm tự hào gắn số phận cá nhân với đất nước - dân tộc. Ai cũng công nhận phía ta thắng là quá hợp lẽ.

15112021huyen24-1651279771.jpeg
Ảnh tư liệu 

Thực tiễn cuộc chiến đấu và chiến công của người lính đã được chưng cất tài tình trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, mỗi tác phẩm là một “phi thuyền xuyên không mách bảo với không chỉ thế hệ hôm nay, mà cả mai sau câu chuyện về sự lựa chọn cách sống, lối sống, bản lĩnh và nhân cách của một đội quân. Một đội quân là sản phẩm đặc hữu của Thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Anh bộ đội Cụ Hồ. Thế hệ đó đã 4 lần đánh thắng trong các cuộc chiến tranh với những kẻ thù vừa lớn vừa mạnh, thực hiện được ước mơ ngàn đời : Có được một nước Việt Nam độc lập - thống nhất.

Trong thắng lợi đó có đóng góp to lớn của văn học nghệ thuật. Nhưng chính hiện thực đặc biệt đó cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo, để cho đến hôm nay, chúng ta vẫn thấy, chưa thể bằng lòng với tất cả những gì đã có. Nó sẽ còn là nguồn tài nguyên tinh thần vô tận cho các sáng tạo tương lai.

Nhưng đừng nghĩ rằng nguồn tài nguyên tinh thần ấy không biến động. Bộ mặt đất nước thay đổi rất nhiều và nhanh chóng. Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng làm thay đổi những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, nhiệm vụ và cả bản chất quân đội. Cho nên, không thể đơn giản đem những bài học, nguyên mẫu trong thời chiến tranh và cách mạng đã qua để làm gương, giáo dục chiến sĩ hôm nay.

Năm vừa qua, toàn Đảng có nhiều Đảng viên bị kỷ luật với nhiều mức độ, có cả trong đội ngũ quân đội. Sự thực đau lòng này có một nguyên nhân là hệ thống cán bộ hiện tại không được đào tạo và giáo dục chu đáo về văn hóa, mà trong đó văn học nghệ thuật là nền tảng giúp xác định bản lĩnh và nhân cách của mỗi con người. Về tầm quan trọng của văn hóa, văn học nghệ thuật, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc cuối tháng 11/1946, từ Pháp vừa trở về, trước nguy cơ một cuộc kháng chiến dữ dội sắp phải diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời văn nghệ sĩ - trí thức toàn quốc về dự hội nghị để góp sáng kiến xây dựng nước nhà, xây dựng nền văn hóa mới.

Trong gần một giờ quý báu để nói chuyện với Hội nghị, Người xác định: “Tôi tha thiết mong muốn nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở… Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình,vì lợi ích chung mà quên quyền lợi riêng”.

Người khẳng định: “Số phận Dân ta là ở trong tay ta. Văn hóa phải soi đường cho Quốc dân đi…. Tôi mong chúng ta đem Văn hóa lãnh đạo Quốc dân để thực hiện Độc lập - Tự cường và Tự chủ” (Báo Cứu quốc số 416, 25/11/1946).

2-1651279864.jpeg
Hình ảnh bộ đội hành quân. (Ảnh tư liệu trong triển lãm "Hậu phương thời chiến thế kỷ XX")

Không như các môn học khác là kiến thức, là kỹ năng làm việc, văn học nghệ thuật là kho tàng kinh nghiệm dạy làm người. Từ văn học nghệ thuật dân gian, cho đến cổ, cận, trung và hiện đại. “Văn dĩ tải đạo” là giúp cho người ta những khả năng lựa chọn trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Người càng có kiến thức văn học nghệ thuật vững vàng, càng có nền tảng văn hóa vững càng có những lựa chọn chuẩn xác hơn.

Phân tích về điều này, đồng chí Phạm Văn  Đồng từng nói một câu ngắn mà rõ: “Văn hóa giúp con người vượt qua nhiều cám dỗ”. Môi trường sống hôm nay có nhiều cám dỗ, mà người càng có chức, có quyền, càng nhiều cơ hội và điều kiện bị cám dỗ hơn. Môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội hôm nay cho ta thấy không thể chủ quan, tin cậy mù quáng vào “Thép đã tôi thế đấy”.

Việc nhiều tướng lĩnh, anh hùng quân đội sa lưới pháp luật nhắc chúng ta điều đó. Văn hóa nền cho mọi công dân là điều kiện tiên quyết cho một xã hội văn minh, ổn định: Sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần, trong quan hệ của cá nhân và cộng đồng, xử lý các nhu cầu phù hợp với khả năng thực tế của từng người.

Có một thực tế: Trên phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất là truyền hình, cũng như các loại hình văn nghệ khác, xem ra hình ảnh người lính khá mờ nhạt. Bây giờ mà tìm một người lính nghĩa vụ trở thành văn nghệ sĩ như thời chiến tranh thì thật hiếm. Rõ ràng về số lượng văn nghệ sĩ của quân đội không hề ít, những tác phẩm về bộ đội và lực lượng vũ trang không còn được như xưa.

Thực tiễn cuộc chiến đấu và chiến công của người lính đã được chưng cất tài tình trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, mỗi tác phẩm là một “phi thuyền xuyên không” mách bảo với không chỉ thế hệ hôm nay, mà cả mai sau câu chuyện về sự lựa chọn cách sống, lối sống, bản lĩnh và nhân cách của một đội quân.

Lâu lắm rồi, không có nhiều tác phẩm về người lính hôm nay được của dư luận quan tâm. Về mặt này, văn nghệ công an xem ra nổi bật hơn và có lẽ trở thành phổ cập trong tất cả mọi kênh văn học nghệ thuật. Riêng tôi, vẫn mong các đồng chí phụ trách về văn hóa tư tưởng, của Đảng cũng như của quân đội làm sao cho có nhiều hơn những tác phẩm giáo dục cho mọi người sống nhân ái hơn, bằng cách xây dựng nhiều hơn những tác phẩm gần đời sống những người lính hôm nay.

Để cho những người lính của ngày hôm nay nhận thức sâu sắc thấy những năm làm người lính trong mọi quân  binh chủng luôn sẵn sàng chiến đấu, không kẻ thù nào dám xâm phạm sự  bình yên của Tổ quốc là một sự hy sinh cao thượng. Hơn bao giờ, đối với lớp chiến sĩ trẻ, cần lưu ý ý nghĩa lớn của sự hi sinh cao thượng này. Thế hệ mấy cuộc kháng chiến, tuổi trẻ không có nhiều lựa chọn, khi đất nước có chiến tranh, muốn tìm lại cuộcsống bình yên, hạnh phúc phải xông ra phía trước.

Bây giờ thì những năm làm nghĩa vụ quân sự là chấp nhận một cuộc sống khác hẳn bạn bè cùng trang lứa. Nhưng bù lại có được sự rèn luyện nghiêm khắc trong các binh chủng của quân đội hiện đại sẽ nạp cho họ những nguồn năng lượng tinh thần, kỹ năng sống, sức khỏe về thân thể và tinh thần mà những những người chưa từng tham gia quân đội không thể có. Những năm tháng trong quân ngũ phải được xem là một dấu son - một chứng chỉ mang tên văn hóa quân nhân, thành những điểm tựa tin cậy của người dân, như anh bộ đội Cụ Hồ ngày trước.

Thực tiễn diễn biến của cả thế giới chống chọi với một kẻ thù vô hình là đại dịch Covid-19, mà sự biến đổi của virus là vô lượng, rồi chiến tranh Nga - Ukraine, hình như không mấy ai dám nghĩ tới, buộc chúng ta xác định lại vị trí của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới. Nhân tố con người trong các cuộc chiến đó có những thay đổi gì. Tham gia chống dịch, như một đội quân vừa chiến đấu vừa công tác, hình ảnh người lính được mất thế nào, không thể chỉ bằng lòng với mấy bản tổng kết, mà cần phải được mã hóa, vĩnh cữu hóa trong những tác phẩm văn học nghệ thuật nhiều thể loại. Ở đây cần công tác tổ chức tinh tế, nhưng phải cụ thể.

Thế hệ chúng tôi rất ấn tượng về câu chuyện ở Cục Tuyên huấn thời chiến. Mùa hè 1967, khi chiến tranh phá hoại ác liệt. Những ngày đó, văn nghệ sĩ nên ở đâu? Họ là vốn quý của đất nước, có nên đưa họ ra nơi hòn tên mũi đạn không? Ấy là khi Cục Tuyên huấn cử nhà văn Nguyễn Khải, họa sĩ Quang Thọ, nhạc sĩ Lương Ngọc Trác ra đảo Cồn Cỏ.

Khi nghe dư luận đó, Cục Trưởng, Thiếu tướng Hoàng Minh Thi (có biệt danh là Hoàng Minh Lửa ) phản ứng: “Tiếc à? Sợ à? Về chuyến này lại cho đi chuyến nữa! Ở đâu có người lính là cần có văn nghệ sĩ. Không vậy làm sao có tác phẩm hay về họ được?”. Sau chuyến đi và có những tác phẩm thành công ấy, các văn nghệ sĩ văn thơ, nhạc họa đông đảo lại được cử tiếp vào mặt trận B5 và nhiều chiến trường khác, để Nguyễn Khải có Họ sống và chiến đấu, Ra đảo, Đường trong mây, Chiến sĩ. Quang Thọ có nhiều tranh và ký họa quý hiếm. Nguyễn Minh Châu có Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Tiếng gọi hai bờ đất và Chân trời vỏ đạn là tiểu thuyết ông đã chuẩn bị tài liệu viết về chiến dịch Thành Cổ Quảng Trị 1972. Các nhạc sĩ Trọng Loan, Huy Thục, Nguyễn Đức Toàn, Doãn Nho, Vũ Trọng Hối, Tào Mạt… mới có nhiều bài hát về chiến trường.

Mỗi nhà văn quân đội hầu đều có một địa bàn, một đơn vị thân quen để cắm rễ sáng tạo. Nhiều văn nghệ sĩ đã gắn bó khắp các chiến trường, mọi sự thống kê vội vàng đều dễ thiếu sót. Xưa nay, việc “thương vay khóc mướn”, dẫu có điêu luyện, khéo léo cũng khó có thể tạo ra được những tác phẩm từng làm xúc động, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, như đã từng có. Ngoài tài năng, đó còn là kết quả của một công tác tổ chức, rất đáng để lưu ý.

Chẳng phải bài học nào của quá khứ cũng có ích và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại?

(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Ca sĩ Xiri “trình làng” MV đầu tay mang đậm nét phim Châu Tinh Trì
    Hà Anh cùng Vinny Vũ tổ chức đêm nhạc ra mắt ca sĩ mới của HAY Bros: Nữ ca sĩ Xiri vào tối ngày 10/12 vừa qua. Đây cũng là buổi giới thiệu tới công chúng những thành công nho nhỏ mà HAY Bros đạt được trong gần 2 năm hoạt động.
  • SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm
    Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Văn học nghệ thuật góp phần xây dựng bản lĩnh và nhân cách người chiến sĩ trong cơ chế thị trường và thời đại kỹ thuật số: Góp một cách nghĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO