Hoạt động hội

Văn học chiến tranh và bài ca giữ nước

Yến Ly 10/08/2023 14:23

Sáng ngày 10/8/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề thơ “Văn học chiến tranh và bài ca giữ nước”, hướng tới kỷ niệm Cách mạng tháng Tám (19/8) và Quốc khánh 2/9. 

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với bao cuộc chiến chống quân xâm lược nhưng nhắc tới văn học chiến tranh Việt Nam, thường gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong giai đoạn đó, đã có nhiều ngôi sao nổi lên trên bầu trời văn chương, tác phẩm của họ góp phần tăng thêm tinh thần và sức mạnh chiến đấu cho quân và dân ta. Đó là những tên tuổi như: Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Lê Anh Xuân, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hoàng Nhuận Cầm,… và nhiều hơn thế.

Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu khẳng định: Cùng viết về chiến tranh nhưng trong từng giai đoạn, các tác giả đã khai thác theo cách khác nhau. Nếu giữa cuộc chiến, chủ đề thiên về mặt trận, chiến trường, tình yêu đất nước thì sau cuộc chiến, bước sang thời kỳ đất nước đổi mới, các tác giả đã đi vào khai thác các vấn đề cá nhân, đời thường. Dù ở giai đoạn nào, tình yêu đất nước vẫn là mạch nguồn trường tồn.

a.jpg
Nói chuyện chuyên đề thơ “Văn học chiến tranh và bài ca giữ nước”

Trong dòng chảy ấy, theo nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu thì một trường hợp thú vị phải kể đến là nhà thơ Trần Mạnh Thái. “Trần Mạnh Thái sáng tác từ hồi còn trong chiến tranh, mang tâm thế của người trong cuộc chiến. Nhưng phải đến sau này, khi cho ra đời các trường ca, thơ Trần Mạnh Thái mới thực sự để lại những dấu ấn mạnh mẽ. Đó là những tác phẩm viết về những mất mát ở quê hương, thông qua cuộc đời những người phụ nữ, những con người ở hậu phương. Trần Mạnh Thái đã đánh động được vào lòng trắc ẩn con người thông qua tác phẩm viết về chủ đề này”, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu nhấn mạnh.

Trong không khí ôn lại lịch sử và văn học chiến tranh một thời, các văn nghệ sĩ đã đọc lại cho nhau nghe những áng thơ bi tráng và xúc động; cùng đàn hát những bài thơ viết về chiến tranh được phổ nhạc, những ca khúc gợi về một thời đã qua đầy đau thương mà anh dũng của nhân dân ta. Đó là Chiếc vòng cầu hôn, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Màu hoa đỏ, Em vẫn đợi anh về, Bài ca cánh võng…

Tiếp nối mạch nguồn về tình yêu đất nước và giữ gìn biên cương, rời khỏi hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất nước ta lại bước vào hành trình bảo vệ biên giới hải đảo. Tranh chấp biển đảo đã trở thành mối quan tâm của cả xã hội. Đã có nhiều cuộc thi viết về biển đảo diễn ra, và nhiều đầu tư cho các cuộc thực tế biển đảo nhằm tạo điều kiện để các nhà văn, nhà báo thỏa dịp sáng tác và viết.

Nhắc đến các nhà thơ viết về biển đảo, phải kể đến người tiên phong và thành công với chủ đề này, đó là nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, với tác phẩm Tổ quốc nhìn từ biển.

Chia sẻ về tác phẩm của mình, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho biết: Bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển ra đời năm 2019, trong bối cảnh người ta còn đang ngại nhắc về Hoàng Sa. Và giai đoạn đó, thơ viết về biển đảo hầu như còn ít, thậm chí chưa có. Đã có nhiều nhà phê bình đồng tình với nhận định rằng: Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã đặt văn học vào một góc nhìn mới, tầm nhìn mới ở thời đại mới – đó là thời đại văn học chiến tranh sang văn học bảo vệ biên giới biển đảo.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cũng chia sẻ: Tổ quốc nhìn từ biển là một tiểu trường ca. Tại mỗi chương của trường ca, câu hỏi được đặt ra và cần trả lời ngay trong chương ấy. Và Tổ quốc nhìn từ biển đã hoàn thành nhiệm vụ của một tiểu trường ca.

Nhà phê bình Vũ Nho chia sẻ, có những nhà văn viết về chiến tranh rất hay dù không tham gia cuộc chiến, ví dụ như nhà văn Khuất Quang Thụy với tiểu thuyết Góc tăm tối cuối cùng. Một câu chuyện hấp dẫn về cuộc chiến chống Pháp dù nhà văn Khuất Quang Thụy không trải qua cuộc chiến này…

Và thơ ca cũng vậy, cho đến nay, kể cả những tác giả ra đời sau chiến tranh, nhưng viết về chiến tranh vẫn xúc động. Đó là bởi tình yêu đất nước luôn cháy bùng trong trái tim họ, để cảm xúc dạt dào và kết tinh thành những tác phẩm hay.

Nói như nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, mỗi tác phẩm ở một thời điểm nhất định đều có số phận riêng, tiếng nói riêng và tầm nhìn riêng. Điều quan trọng của nhà văn là tình yêu quê hương đất nước luôn chảy trong tâm hồn họ, và chưa bao giờ thôi mạnh mẽ. Mỗi tác giả và mỗi tác phẩm có những sứ mệnh riêng ở từng thời điểm khác nhau. Và chính họ đã góp mặt vào những đợt sóng thi ca, làm giàu thêm nền văn chương Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Giới thiệu, đề cử tác phẩm xét Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023
    Nhằm tìm kiếm những tác giả, tác phẩm xuất sắc hướng tới Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2023, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam thông báo và trân trọng kính mời các nhà văn cùng bạn đọc cả nước tham gia phát hiện, giới thiệu, tự đề cử tác phẩm văn học xuất sắc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Văn học chiến tranh và bài ca giữ nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO