Du lịch bốn phương

Ưu tiên bố trí không gian biển cho phát triển du lịch sinh thái

Ngân Hà (t/h) 07:14 04/06/2023

Chiều 3/6, tại tỉnh Nghệ An, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

ong-nhan.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội nghị.

Hội nghị công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam) và Hội thảo về Quy hoạch không gian biển quốc gia được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023.

Theo Nghị quyết số 48/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế;

Ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi;

Các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy. Tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển;...

phuquoc.jpg
Hoạt động du lịch sinh thái biển tại Việt Nam.

Chiến lược ưu tiên bố trí không gian biển cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa chất thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa; du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, về khách quốc tế 8-10%/năm và khách nội địa 5-6%/năm.

Bên cạnh đó, sẽ phát triển hệ thống cảng biển xanh, thiết lập các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm, tuyến hàng hải, có tính đến bối cảnh biến động trong khu vực và quốc tế…

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa, khẳng định quyết tâm, tầm nhìn chiến lược nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển.

Cũng theo ông Võ Tuấn Nhân, việc công bố chiến lược nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, công bằng tài nguyên trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Tại Hội nghị, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là lĩnh vực hàng hải, hải sản, các lĩnh vực công nghiệp, dầu khí, du lịch và năng lượng tái tạo với lợi thế bờ biển dài hơn 3.260 km, theo cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam.

Thông tin tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết, tỉnh này có đường bờ biển dài 82km, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã dành sự quan tâm đặc biệt, tập trung chỉ đạo trong khai thác và phát triển kinh tế biển, trong đó nòng cốt là các hoạt động du lịch, dịch vụ biển, hoạt động phát triển cảng và công nghiệp ven biển. Qua đó từng bước đưa Nghệ An sớm trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển mạnh của Bắc Trung Bộ, góp phần kết nối kinh tế biển khu vực, cả nước và thế giới./.

Bài liên quan
  • Săn nấm rừng sau mùa mưa tại Đà Lạt
    Bước qua tháng 5, Đà Lạt tháng 6 không còn mưa nhiều nữa. Nhưng sau gần một tháng đổ mưa, những rừng thông tại Đà Lạt xuất hiện nhiều loại nấm tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thu hút du khách và người dân địa phương đi rừng hái nấm và thưởng thức.
(0) Bình luận
  • Những món đồ không được mang theo khi du lịch đảo Cô Tô, Quảng Ninh
    Khách du lịch không được mang túi nilon và đồ nhựa dùng một lần (như hộp nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần...) ra đảo Cô Tô, Quảng Ninh.
  • Sau 5 ngày tạm ngừng, tàu du lịch trên sông Nho Quế hoạt động trở lại
    Sau khi có văn bản yêu cầu của UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Công ty cổ phần thủy điện Nho Quế 1 và Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ du lịch Tu Sản đã thống nhất phương án khôi phục tàu chở khách ngắm hẻm Tu Sản trên sông Nho Quế.
  • Sa Pa định hướng trở thành Khu Du lịch Quốc gia mang tầm quốc tế
    Tuần Văn hóa Du lịch chào mừng 120 năm Du lịch Sa Pa diễn ra từ ngày 20-30/9/2023 tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn được coi là sự kiện góp phần khẳng định vị thế của Du lịch Sa Pa, hướng tới mục tiêu đưa Sa Pa trở thành Khu Du lịch Quốc gia mang tầm cỡ Quốc tế.
  • Độc đáo làng nghề làm hương ở Cố đô Huế
    Không chỉ giữ gìn nghề truyền thống mà người dân làng hương Thủy Xuân (TP Huế) còn kết hợp làm du lịch với việc sắp xếp những bó hương rực rỡ sắc màu theo nhiều kiểu và thu hút đông đảo du khách cùng giới trẻ.
  • Festival Thu Hà Nội năm 2023: Sự hội tụ của văn hoá và ẩm thực
    Festival Thu Hà Nội năm 2023 và Không gian giới thiệu Ẩm thực Hà Nội năm 2023 là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn nhất của Thành phố nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị và các màn trình diễn quy mô về mùa thu Hà Nội, về con người, văn hoá và ẩm thực xứ kinh kỳ.
  • Dừng tàu du lịch trên sông Nho Quế - Hà Giang
    Do chưa thống nhất được phương án quản lý hoạt động, tàu du lịch trên sông Nho Quế đưa khách tham quan hẻm Tu Sản (Hà Giang) đã tạm dừng hoạt động hai ngày nay.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ưu tiên bố trí không gian biển cho phát triển du lịch sinh thái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO