Văn hóa – Di sản

Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa năm Giáp Thìn 2024

Thu Trang 14/02/2024 15:05

Ngày 14/2 (mùng 5 Tết), Lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2024) tưng bừng khai mạc tại Công viên Văn hóa Đống Đa, Hà Nội, thu hút hàng ngàn lượt người tham dự.

01.jpeg
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và đại diện các ban, bộ, ngành, tổ chức đoàn thể Trung ương và địa phương dâng hoa, dâng hương trước tượng đài và đền thờ vua Quang Trung.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (lễ hội Gò Đống Đa) được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đã anh dũng chiến đấu, đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

02.jpeg
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo TP Hà Nội tưởng nhớ vua Quang Trung.

Tham dự Lễ hội có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã đến dâng hương, dâng hoa trước tượng đài, đền thờ vua Quang Trung.

03.jpeg
Đồng chí Đinh Tiến Dũng và các đại biểu dâng hương trước giờ khai hội.

Lễ hội bắt đầu sáng nay (14/2) - mùng 5 Tết với phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ diễn ra từ 6h sáng với nhiều nghi thức thiêng liêng theo phong tục lâu đời như: lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương, lễ rước kiệu hoàng đế Quang Trung và hoàng hậu Lê Ngọc Hân; dâng hoa, dâng hương tại tượng đài và đền thờ Hoàng đế Quang Trung, trình diễn sử thi kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

04.jpeg
Rước kiệu vua Quang Trung - nghi lễ được thực hiện hàng năm trong lễ hội Gò Đống Đa.

Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa diễn ra từ ngày 14 đến 16-2 (tức ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Công viên Văn hóa Đống Đa. Ngoài phần lễ, năm nay lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi dân gian sôi nổi như: Thi đấu cờ người, cờ tướng, biểu diễn múa rối nước, chương trình ca múa nhạc tổng hợp... Bên cạnh phần sử thi tái hiện lễ đăng quang, chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung còn có thêm màn múa lân rồng để tăng thêm không khí tươi vui cho lễ hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa năm Giáp Thìn 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO