Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt gò Đống Đa

Gia Phú| 11/12/2019 21:38

Sáng ngày 10/12/2019, UBND quận Đống Đa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt gò Đống Đa”. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà lãnh đạo, nhà sử học, nhà khoa học đến từ Viện Sử học, Viện Khảo cổ học, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, các cơ quan quản lý, văn hóa…

Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt gò Đống Đa

Toàn cảnh cuộc hội thảo - Ảnh: Đặng Thủy

Di tích gò Đống Đa gắn với chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn đã trở thành biểu trưng cho chiến thắng và lòng nhân hậu của dân tộc Việt Nam. Năm 1962, di tích gò Đống Đa là một trong 12 di tích tiêu biểu đầu tiên của Thủ đô Hà Nội được Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Năm 1989 trong dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, TP. Hà Nội đã cho phép thành lập Công viên văn hóa Đống Đa bao gồm quần thể gò Đống Đa, tượng đài vua Quang Trung và các công trình phụ trợ.

Năm 2019, nhân kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2019), di tích Gò Đống Đa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội nói chung, người dân quận Đống Đa nói riêng mà còn một là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của di tích.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Võ Nguyên Phong, Phó Bí thư Quận ủy Đống Đa, Chủ tịch UBND quận Đống Đa nhấn mạnh: “Mục đích của cuộc hội thảo khoa học này nhằm tiếp tục khẳng định những giá trị to lớn của Di tích lịch sử gò Đống Đa, đánh giá khách quan khoa học thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích Gò Đống Đa, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị cao nhất của di tích góp phần vào công tác giáo dục truyền thống phát triển kinh tế xã hội văn hóa du lịch của địa phương”.

30 tham luận tại hội thảo tập trung làm sáng tỏ giá trị của khu di tích cả trên phương diện lịch sử và văn hóa, công tác bảo tồn tôn tạo cũng như phát huy giá trị của di tích.Nhìn lại lịch sử khu di tích Đống Đa sau 230 năm, PGS.TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam khẳng định gò Đống Đa là một trong 13 gò còn lại ghi chiến công hiển hách của người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chiến thắng Đống Đa năm 1789 là biểu tượng của sức mạnh dân tộc Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biểu tượng của tài nghệ quân sự của hoàng đế Quang Trung. Nhìn một cách tổng thể giá trị đích thực của di tích này là sự kết tinh của tinh thần thượng võ, tính nhân văn và cố kết cộng đồng.

Để phát huy giá trị của khu di tích, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng khu di tích cần được bảo tồn tôn tạo một cách hoàn chỉnh, triển khai ngay quy hoạch tổng thể, tạo điểm nhấn tại một số địa điểm trong và ngoài di tích để phục vụ hoạt động trải nghiệm du lịch văn hóa tín ngưỡng, đa dạng hóa các hình thức truyền thông giới thiệu về di tích. Bên cạch đó, việc liên kết tổ chức các sự kiện khác nhau tại khu di tích, liên kết trong hoạt động phát triển du lịch văn hóa… cũng là vấn đề mà nhiều đại biểu dự hội thảo lưu ý.

“Việc tạo ra trong lòng khu di tích đến từ quá khứ một không gian văn hóa – công viên văn hóa lịch sử cũng có nghĩa là chúng ta đã tạo ra một địa điểm sống động – nơi chốn cho việc tương tác giữa con người và môi trường thiên nhiên, giữa con người với lịch sử. Thật đáng tiếc, với chức năng của Công viên văn hóa lịch sử gò Đống Đa lại rất thiếu các sự kiện có khả năng tạo nên các cơ hội cho sự trải nghiệm thực sự hấp dẫn” - PGS. TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia trăn trở.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt gò Đống Đa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO