Tục rặng đối ở Cổ Đô

09/06/2017 10:02

Cùng soi chung dòng sông Hồng, làng Cổ Đô thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và làng Trình Xá, tỉnh Vĩnh Phúc tục truyền từ lâu đã có duyên nợ với nhau.

Trai tài gái sắc ở hai làng thường kết duyên, đời tiếp đời mà các cụ ta vẫn thường nói “Cái mây quây cái dế”. Trong mối quan hệ ấy hai làng có những Tục lệ rất lý thú. Đó là tục “Đón rặng” (chặng). Nhà trai sang nhà gái đón dâu phải qua nhiều rặng. Nhưng có một rặng khó khăn và hóc búa nhất là “Rặng đối”! Nhà trai đến đón dâu muốn qua được rặng này phải giải được câu đố hoặc đáp lại được vế đối do nhà gái đưa ra. Nếu chưa đối được hoặc chưa giải được thì đám rước dâu còn phải dùng dằng chưa đi được và đám cưới trở nên kém phần hoan hỷ, thường bị coi là xúi quẩy. Vì vậy đoàn nhà trai bao giờ cũng phải kén cho được vài trang công tử vừa khôi ngô tuấn tú, vừa học rộng tài cao để có thể đối, đáp một cách trôi chảy.

Năm ấy, đoàn nhà trai từ làng Cổ Đô lên thuyền qua sông thẳng tới làng trình Xá để đón dâu. Cắm sào bên bến đợi, trai thanh gái lịch của họ nhà trai nô nức bước lên bờ, đi được một quãng đã đụng ngay “Rặng đối” của họ nhà gái. Mấy chàng trai của họ nhà gái khăn xếp áo the đứng trước án thư. Trên bàn đã trải sẵn dải lụa đào và mấy tờ giấy điều. Một trang công tử khoan thai bước ra lễ phép có nhời với họ nhà trai: “Kính thưa các cụ, thưa các quan viên họ nhà trai. Ăn trầu cho thắm môi trên, cho đỏ môi dưới, có trai có gái mới nê duyên vợ chồng. Xin mời họ nhà trai xơi trầu và cho đôi dòng chữ thắm trước khi vào rước dâu về làm đẹp lương duyên”. Nói rồi, chàng trai vén tay áo, múa bút trên tờ giấy điều. Viết xong, mấy chàng trai khác treo tờ giấy lên một bên cột tre xanh chôn bên lề đường. Tờ giất viết vế xuất đối:

Đông sàng tự cổ, đô tây dịch

Nghĩa là: “Chiếc chiếu phía tây, tự ngàn xưa đã trải ở trên giường phía đông”.

Lấy chiếc chiếu trải trên chiếc giường để ngụ ý việc hôn nhân là rất ý nhị sâu sắc. Cái khó nhất của vế ra còn cài ở cách dùng chữ mang đa nghĩa, đó là chữ Cổ và chữ Đô. Ngoài nghĩa đen của chữ, hau chữ ấy ghép lại còn gọi đích danh tên làng Cổ Đô, quê của chú rể.

Đoàn nhà trai nhìn dòng chữ, rồi lại nhìn nhau im lặng, bởi lẽ vế ra hóc hiểm quá. Có tiếng xì xào rồi một chàng trai bứt ra khói đám quay nhanh ra bờ sông và sang đò. Hai họ xơi nước, trò chuyện, chưa xong một miếng trầu thì chàng trai kia đã trở lại, cùng đó có cậu Tú Ấm vốn là trang hào hoa phong nhã ở làng. Cả đoàn nhà trai như trút được gánh nặng, hoan hỉ đón cậu Tú vào cuộc. Bằng giọng khiêm nhường cậu có nhời:

Kính thưa các cụ, thưa quan anh họ nhà gái, nhà trai chúng tôi đã chọn ngày lành tháng tốt xin rước dâu về, dẫu sao cũng không thể chậm trễ được. Dù tài hèn sức mọn cũng xin hầu các quan anh đôi chữ nôm na, xin các vị lượng xét.

Nói đoạn, cậu lựa bút, so nghiên, thanh thoát khoát tay, nét chữa như rồng bay phượng múa trên tờ giấy hồng điều.

Nam nhạn quy trình, xá bắc chân

Nét chữ cuối cùng vừa dứt, cả hai họ rộ lên lời tán thưởng reo mừng. Và đám rước dâu lập tức được tiến hành suôn sẻ.

Ý nghĩa của vế đối cũng rất tài hoa ý nhị. Khi lấy hình ảnh: Con chim nhạn phương nam thường bay về rủ bạn làm tổ ở cánh bãi phía bắc. Vế đối lại cũng sử dụng từ đa nghĩa một cách tài tình. Hai chức Trình, Xá ngoài nghĩa đen, cũng gọi đích thị tên làng Trình Xá, quê của cô dâu.

(0) Bình luận
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tục rặng đối ở Cổ Đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO