Tục khuyến học ở làng Giàu

09/06/2017 10:40

Làng Giàu nay là xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Giống như nhiều làng xã ở Việt Nam nói chung, ở đâu cũng có những Tục lệ nhất định được mọi người theo từ đời này qua đời khác, không theo là trái lệ làng. Trái lệ làng khác gì là làm sai phép nước. Xin kể lại tục khuyến hộc ở làng Giàu, đó là tục lập.

Hội làng văn:

ở làng Giàu ngày xưa, ngoài một trường tiểu học dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp còn có lớp dạy tư tại nhà.

Trẻ làng độ 8,9 tuổi nếu gia đình có ăn, có mặt mới dám cho con đi học chữ (ngày xưa đủ ăn, đủ mặc là hiếm).

Để khuyến khích việc học, từ xưa làng đã hình thành mỹ tục, đó là lập Hội làng văn. Hội làng văn ở Phù Lưu Tế mỗi năm mở một lần vào ngày mồng Mười tháng Bảy âm lịch.

Hội làng văn có từ bao giờ, các cụ cao tuổi nhất làng cũng không nhớ. Các cụ cho biết mục đích mở ra Hội làng văn nhằm khuyến khích con em tỏng làng ham học để mở mang dân trí. Các cụ thường hay nhắc nhở con cháu: “Có học mới nên khôn” hoặc “Nhân bất học bất tri lý”, hoặc “Nên thợ, nên thầy nhờ có học”.

Chuyện kể rằng: “Cách nay cả mấy trăm năm, ngày ấy làng thì rộng, dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Mặc dù vậy nguyện vọng sâu kín của mọi người là làm sao con cái được học hành tử tế. Chỉ có thế con mới hơn cha, nhà mới có phúc: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Sự mong muốn của mọi người được một ông thầy từ nơi xa đến với ý định lập trường lớp, chiêu sinh con em ở làng và trong vùng đế học. Ông cho biết, ông đã đỗ Cống sinh, nhưng không ham thích quan trường, chỉ ưa việc dạy học. Tuy nhiên ông rất khó tính. Ông về làng không được các Chức dịch đón tiếp trọng thụ như quy định của triều đình đã ghi trong bi ký. (Ở Phù Lưu Tế hiện nay còn bia đá hình trụ cao chừng 0,9m, rộng 0,45m. Xưa đặt ở am Khổng Tử. Ở đó ghi rõ lễ nghi đón tiếp từng bị đỗ đạt trong các kỳ thi ngày xưa). Sự tự ái của ông Cống quá độ, đến mức ông viết lời nguyền: “Làng này không trogj thầy thì đời đời sẽ không ai trong làng đỗ đạt”. Lời nguyền viết trên giấy, được dán vào lòng cối đá đập lúa, đem ném xuống sông. Sau đó ông lại nói: “Gia đình nào đông con trai, cho đi học, muốn đỗ thì lặn xuống sông, tìm cái cối đá ấy, vớt đưa lên bờ. Làm được , con cái đi học sẽ đỗ. Y lời ông, mấy năm sau khi cái cối đá có lời nguyền độc nằm dưới lòng sông được mấy gia đình trong làng đông con trai, khi cho con đi học, rồi đi thi, đã rủ nhau lặn xuống sông sâu, tìm mãi mới thấy cái cối, nhưng chẳng thể nào vần nó lên được. Dù không được cối đá lên bờ nhưng người làng vẫn kiên tri cho con cái theo đuổi việc học. Các cụ xưa đã xác định: “Học để làm người”, “Học để biết điều hay lẽ phải”, “Học để làm điều không, tránh điều dại””. Từ đó các cụ thống nhất lập “Hội làng văn” để khuyến khích việc học của con cháu. Hội quy định nội dung thực hiện như sau:

- Ngày mở hội: Mồng Mười tháng Bảy âm lịch.

- Tuổi vào hội: 7-8 tuổi (chỉ riêng con trai)

- Thủ tục vào hội: Khi con 7-8 tuổi, gia đình đến báo cho ông trưởng họ, trưởng họ trình làng các cụ trong làng.

- Khi trình làng: Các gia chủ đem trình các cụ một cơi trầu năm quả cau, chục trầu không, một cút rượu và một seo tre (gốc tre giống) trồng vào lũy tre chắn sóng theo bờ đê tước đền làng, các cụ lão làng biết và lễ Thần. Lễ xong con em gia chủ được ghi vào danh sách. Sau đó chờ ngày mồng Mười tháng Bảy lên đền lễ Thần và thụ lộc. Con em nhà nào không làm việc này đương nhiên sẽ không được mời dự Hội lễ làng văn. Mỗi năm một lần trồng, từ mấy seo tre ban đầu đã trở thành lũy tre giữ đê khi nước lũ về, giữ làng khi giặc đến đánh.

(0) Bình luận
  • Đề án sân khấu học đường bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu văn học, nghệ thuật dân tộc trong học sinh Thủ đô
    Đây là đánh giá của bà Lê Thị Ánh Mai – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Hội nghị tổng kết Đề án Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (sau đây gọi là Đề án sân khấu học đường), giai đoạn thí điểm 2022-2024. Hội nghị diễn ra sáng 8/4 tại Nhà hát kịch Hà Nội.
  • Tuổi trẻ Thủ đô tích cực triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    “Thời gian qua, tuổi trẻ Thủ đô đặt nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng hình mẫu thanh niên Thủ đô thời đại mới là nhiệm vụ trọng tâm”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng chia sẻ trong bài tham luận tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình số 06-CTr/TU).
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cùng nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
    Sáng 28/3, tại hội nghị tổng kết Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025", 60 tập thể và cá nhân được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình 06
    Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII. Chương trình 06-CTr/TU giai đoạn 2021-2025 được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: (1) Phát triển văn hóa; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tục khuyến học ở làng Giàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO